-
Cần Thơ thúc tiến độ giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm -
Cơ hội rộng mở cho các doanh nghiệp Thái Lan hợp tác, đầu tư tại Bình Định -
Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động
Đã có những chuyển biến đáng mừng ở mặt trận hỗ trợ người dân và doanh nghiệp để tạo tiền đề cho “lò xo kinh tế” bật mạnh trở lại sau dịch bệnh. Ảnh: Đ.T |
Hiểu cho đúng về “nhiệm vụ kép”
Điểm đáng chú ý đầu tiên của Hội nghị là quan điểm chủ đạo thực hiện “nhiệm vụ kép”, vừa ưu tiên phòng chống dịch, vừa duy trì sản xuất, kinh doanh, giữ vững ổn định xã hội. Điều cần bàn ở đây là khi xác định “nhiệm vụ kép” này, cần phải xác định rõ ràng ưu tiên cao nhất là ở đâu để phía thực thi chính sách được rõ ràng, nếu không, có người sẽ lầm tưởng rằng, có thể vì sản xuất - kinh doanh, mà nới lỏng “một chút” với chống dịch.
Phân tích của nhiều chuyên gia trong nước và bài học kinh nghiệm từ Anh và Italy chỉ ra rằng, với những nước như Việt Nam, thì ưu tiên cao nhất phải là ngăn chặn và dập dịch sớm nhất có thể.
Tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm của TS. Vũ Thành Tự Anh gần đây trong vấn đề này. Tiến sĩ đã chỉ ra rằng: “Giữ tốc độ tăng trưởng không phải là mục tiêu chính yếu lúc này. Mục tiêu tối thượng là làm thế nào bảo toàn lực lượng để có thể chuẩn bị nền tảng hồi phục khi bước ra khỏi khủng hoảng. Lực lượng ở đây là sự sống của người dân, sức khỏe của doanh nghiệp, của hệ thống ngân hàng - tài chính và niềm tin của người dân đối với Nhà nước. Nếu vì tiếc một vài điểm phần trăm tăng trưởng GDP mà xem nhẹ hay chấm dứt các biện pháp chống dịch quá sớm, thì chúng ta có thể phải trả giá đắt”.
Vì một vài điểm phần trăm tăng trưởng GDP mà xem nhẹ chống dịch, không làm gắt gao ngay từ đầu là bài học nhãn tiền của nước Anh, nơi tôi sống. Reuters gần đây đã đăng một bài phân tích dài chỉ ra nguyên nhân sâu xa của phản ứng chậm với dịch bệnh của nước Anh, từ việc chậm trễ giãn cách xã hội cho đến không mua kịp đủ máy thở. Đó là do nội các Chính phủ và cả những chuyên gia cố vấn đều phớt lờ kết quả chết vài trăm ngàn đến hơn triệu người của tình huống mô phỏng dịch bệnh xấu nhất ở thời điểm đầu. Họ nghĩ rằng, mọi việc đều sẽ ổn thôi.
Tâm lý trên đã dẫn đến việc nước Anh có thể sẽ vượt qua Italy về số người chết và mỗi ngày Chính phủ Anh đang phải chịu sức ép ngày càng lớn của dư luận về những sai lầm ban đầu của mình, đến nỗi bây giờ, một số quan chức tỏ ra bực mình và khó chịu khi Anh bị đem ra so sánh với các nước khác về tình trạng người chết và số người bệnh. Để mình rơi vào trạng thái đó là sẽ khó mà xoay sở.
Có người sẽ nói, có những nước như Thụy Điển vẫn không đóng cửa nền kinh tế, cố gắng để mọi thứ hoạt động bình thường, hoặc Singapore gần đây mới đóng cửa trường học và các cơ sở kinh doanh không thiết yếu. Một số người cho rằng, vẫn có thể vừa sản xuất miễn là đảm bảo an toàn. Quan điểm này không sai, nếu khả năng tổ chức xã hội và sản xuất của chúng ta tốt như Thụy Điển hay Singapore. Rất tiếc, điều này nhiều khả năng là không đúng trên bình diện cả nước.
GS-TS. Trần Ngọc Thơ đã chỉ ra chính xác hình ảnh vài chục ngàn công nhân chen nhau chỉ trong khoảng cách vài centimet tại Khu công nghiệp Tân Tạo ở TPHCM mà báo chí có đề cập mấy ngày qua để cho thấy rõ năng lực thực thi và tổ chức của chúng ta có nhiều lỗ hổng. Một lỗ hổng đó có thể chỉ là một sai lầm nhỏ, nhưng GS. Thơ đã chỉ ra sai lầm nhỏ có thể tiêu tan cơ đồ lớn.
Cả GS-TS. Trần Ngọc Thơ và TS. Vũ Thành Tự Anh không hẹn mà gặp, đã đặt ra một kim chỉ nam rất rõ ràng cho việc thực thi “nhiệm vụ kép”, đó là phải lấy chống dịch làm mục tiêu ưu tiên cao nhất. Duy trì sản xuất, kinh doanh không nên hiểu là bảo toàn lực lượng để có thể chuẩn bị nền tảng hồi phục khi bước ra khỏi khủng hoảng, để “lò xo kinh tế” bật mạnh lại. Một sai lầm để dịch lây lan kéo dài ở giai đoạn này sẽ làm tổn thất kinh tế còn nghiêm trọng hơn.
Đừng để ai rơi lại phía sau
Ở mặt trận hỗ trợ người dân và doanh nghiệp để tạo tiền đề cho “lò xo kinh tế” bật mạnh trở lại sau dịch bệnh, đã có những chuyển biến đáng mừng trên 3 phương diện.
Thứ nhất, nhiều gói hỗ trợ kinh tế được nâng cấp hoặc cụ thể hóa. Cụ thể là gói hỗ trợ về tiền tệ (được nâng lên khoảng 300.000 tỷ đồng), gói hỗ trợ về tài khóa (khoảng 180.000 tỷ đồng), gói hỗ trợ an sinh xã hội (trên 62.000 tỷ đồng), gói hỗ trợ giá điện (khoảng 12.000 tỷ), gói hỗ trợ giá viễn thông (khoảng 15.000 tỷ đồng)…
Thứ hai, chủ trương giảm thuế và lệ phí cho doanh nghiệp và cá nhân, đề xuất tăng giảm trừ gia cảnh và cung cấp các khoản vay ưu đãi về lãi suất cho các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ.
Thứ ba, chủ trương giải ngân toàn bộ số vốn kéo dài các năm 2018, 2019 sang năm 2020, hoàn thành thủ tục đầu tư các dự án quy mô lớn, quan trọng cần khẩn trương giải quyết trong tháng 4, tháng 5 để sớm có thêm các công trình hạ tầng thiết yếu, tạo tác động lan tỏa đến phát triển kinh tế - xã hội.
Đây đều là các chủ trương đúng đắn, nhưng vấn đề thực thi là một nỗi lo. Có rất nhiều câu hỏi liên quan đến thực thi. Đầu tiên là câu hỏi: cụ thể, ai, ngành nào sẽ được ưu tiên hỗ trợ? Ngay với gói giải cứu kinh tế hơn nhiều ngàn tỷ USD của Mỹ và châu Âu, người ta vẫn đang tranh cãi ngành nào, công ty nào nên được giải cứu, được cho vay tiền, thì thực tế đó cũng sẽ về đến Việt Nam.
Gần đây, những tập đoàn, tổng công ty nhà nước lớn đã có yêu cầu sớm tiếp cận được gói hỗ trợ tín dụng (khi đó là 250.000 tỷ đồng), thời hạn cho vay tối thiểu 3 năm, lãi suất 0% để phục vụ nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Vậy còn những doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ, siêu nhỏ thì sao? Chủ trương của Chính phủ là ai cũng được hỗ trợ, nhưng tiền thì có hạn, trong khi thành phần kinh tế nào, ngành nào cũng cần hỗ trợ, vậy ai sẽ được ưu tiên? Tiêu chí nào và cơ quan nào được quyết định những điều đó?
Nhà báo Gillian Tett của Financial Times quan sát diễn tiến, cách tiến hành cứu công ty của Mỹ và chỉ ra, họ cũng đang đối mặt với những vấn đề nan giải tương tự. Bà đưa ra một quan điểm: cách tiến hành cứu trợ, tuy không có giải pháp tốt nhất và vạn toàn, cần phải đạt được 3 mục tiêu: đơn giản, rõ ràng và nhất quán.
Bà lấy ví dụ chương trình cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp trả lương (Paycheck Protection Plan) trị giá 350 tỷ USD. Để giải ngân số tiền này qua hình thức cho vay doanh nghiệp, Bộ trưởng Tài chính Mỹ đã yêu cầu 3 ngân hàng tư nhân làm công việc này thay Nhà nước, nghĩa là giải ngân tiền cho các ngân hàng này, rồi doanh nghiệp chỉ cần điền vào một mẫu đăng ký hỗ trợ dài chỉ 2 trang rất đơn giản.
Các ngân hàng này sẽ cam kết cho doanh nghiệp vay 2,5 lần chi phí trả lương, với mức tối đa 10 triệu USD, miễn là các doanh nghiệp đó nộp thuế ở Mỹ. Nếu từ 75% phần tiền vay để trả lương, đó sẽ là các khoản cho vay không cần hoàn lại. Quan trọng nhất là thủ tục này đơn giản, không có lý do gì nhiều để từ chối cho doanh nghiệp vay và 2 trang đăng ký đơn giản đến mức, bất kỳ chính trị gia nào cũng có thể hiểu để kiểm tra, giám sát quá trình cứu trợ doanh nghiệp.
Cách thức này đơn giản hóa thủ tục đến mức tối đa có thể, nhưng cũng làm cho tiến trình minh bạch, đơn giản và nhất quán, đủ để giúp đỡ các doanh nghiệp tầm trung và nhỏ duy trì việc trả lương cho nhân viên, không cần sa thải họ, đảm bảo cho nền kinh tế đủ sức bật dậy sau khi dỡ bỏ phong tỏa kinh tế. Đây là một kinh nghiệm có thể học hỏi.
Thế nhưng, như vậy vẫn không giải quyết được vấn đề doanh nghiệp lớn sẽ cần những khoản tiền lớn hơn nhiều và Chính phủ gần như không đủ khả năng “cứu” tất cả doanh nghiệp lớn khỏi nguy cơ kiệt quệ và phá sản. Chính phủ Mỹ cũng không. Theo ước tính, có khoảng 10% số công ty không hoạt động trong lĩnh vực tài chính của Mỹ sẽ khó tồn tại qua khỏi đợt suy thoái này.
Vậy chọn ai, bỏ ai, tiêu chí là gì? Nước Mỹ cũng đang loay hoay và Việt Nam sẽ phải có lựa chọn của riêng mình. Một tổ công tác độc lập (task force) với nhiều chuyên gia có kinh nghiệm “thực chiến”, cũng như các nhà kinh tế có tầm nhìn xa có thể cần được thành lập để xử lý vấn đề “cứu ai, ai cứu” này.
Điều cuối cùng, trong các đề xuất giải cứu, tôi nhận thấy thiếu bóng dáng một gói hỗ trợ cho những người dễ bị tổn thương nhất trong nền kinh tế vỉa hè của Việt Nam. Đó là những người đẩy xe bánh mì, những gánh hàng rong, người đánh giày, vất vả mưu sinh. Họ đang bị đẩy đến mức không thể chịu đựng được nữa trong chiến dịch chống dịch lần này.
Nhiều tờ báo đã đăng nhiều câu chuyện ấm lòng của những tấm lòng hảo tâm đang góp sức cứu họ. Nhưng bao nhiêu đó có lẽ chưa đủ. Vẫn cần một chính sách cho những người như vậy. Từ lâu họ bị bỏ quên trong nhiều chính sách, chỉ được nhớ tới khi người ta muốn nâng con số GDP lên cao. Đây là lúc cần nhớ tới họ nhất. Xin đừng bỏ ai lại phía sau!
-
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ -
Đà Nẵng cấp mới 60 dự án vốn FDI -
Vì sao Dự án Thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Núi Thành chậm tiến độ? -
Thêm doanh nghiệp đề xuất dự án năng lượng tái tạo tỉnh Ninh Thuận
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025