-
SAM Holding đề xuất nghiên cứu dự án hơn 100.000 tỷ đồng tại Quảng Trị -
Đề xuất nghiên cứu Cụm năng lượng xanh tuần hoàn Quảng Bình -
Hải Dương phấn đấu thu hút vốn FDI từ 1 tỷ USD trở lên -
TP.HCM khánh thành công trình kênh Hàng Bàng -
Cần cú hích mới cho đầu tư dự án điện -
TP.HCM đã giải ngân gần hết 35.000 tỷ đồng vốn giải phóng mặt bằng
Giải ngân vốn đầu tư công 5 tháng đầu năm đạt hơn 20% kế hoạch. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet |
Theo Bộ Tài chính, tổng nguồn vốn kế hoạch đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước năm 2023 là 809.245,8 tỷ đồng (vốn trong nước là 776.291,34 tỷ đồng, vốn nước ngoài là 29.000 tỷ đồng).
Trong đó, kế hoạch vốn đã giao là 796.358,6 tỷ đồng (vốn trong nước là 764.429,1 tỷ đồng, vốn nước ngoài là 31.929,4 tỷ đồng); kế hoạch vốn chưa giao là 12.887,2 tỷ đồng.
Theo Bộ Tài chính, tình hình triển khai phân bổ chi tiết kế hoạch vốn của các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương như sau:
Tổng số vốn đã phân bổ là 692.138,4 tỷ đồng, đạt 97,89% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ đã giao (707.044,2 tỷ đồng). Trong đó, các địa phương giao tăng so với số kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao là 48.290,1 tỷ đồng. (Nếu không tính số kế hoạch vốn cân đối ngân sách địa phương các địa phương giao tăng là 48.290,1 tỷ đồng, thì tổng số vốn đã phân bổ là 643.848,3 tỷ đồng, đạt 91,06% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ đã giao).
Tổng số vốn chưa phân bổ chi tiết là 63.195,9 tỷ đồng, chiếm 8,94% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, trong đó: vốn trong nước là 61.535,3 tỷ đồng (vốn ngân sách trung ương là 29.217,7 tỷ đồng, vốn cân đối ngân sách địa phương là 33.978,1 tỷ đồng), vốn ngoài nước là 1.660,5 tỷ đồng.
Cụ thể như sau: Bộ, cơ quan trung ương: số vốn chưa phân bổ là 10.797,2 tỷ đồng, chiếm 5,56% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (vốn trong nước là 10.737,9 tỷ đồng, vốn nước ngoài là 59,3 tỷ đồng).
Các địa phương: số vốn chưa phân bổ là 52.398,7 tỷ đồng, chiếm 10,22% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (vốn trong nước là 50.797,4 tỷ đồng, vốn nước ngoài là 1.601,2 tỷ đồng).
Theo Bộ Tài chính, nếu so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thì tỷ lệ giải ngân đạt 22,22%, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2022 (22,37%); trong đó vốn trong nước đạt 22,64% (cùng kỳ năm 2022 đạt 23,53%), vốn nước ngoài đạt 12,02% (cùng kỳ năm 2022 đạt 6,26%).
Có 8 Bộ, cơ quan trung ương và 23 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt trên 25%. Một số Bộ, địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt cao gồm: Tiền Giang (45,89%), Đồng Tháp (44,28%), Long An (40,06%), Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (40,04%).
Có 39/52 Bộ, cơ quan trung ương và 16/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 15%, trong đó có 32 Bộ, cơ quan trung ương và 05 địa phương chỉ giải ngân được dưới 10% kế hoạch vốn.
-
TP.HCM khánh thành công trình kênh Hàng Bàng -
Cần cú hích mới cho đầu tư dự án điện -
TP.HCM đã giải ngân gần hết 35.000 tỷ đồng vốn giải phóng mặt bằng -
Hội thảo “Phát triển nguồn nhân lực ngành bán dẫn” được tổ chức tại Đà Nẵng -
Hải Phòng có thêm hơn 3,5 tỷ USD vốn đầu tư DDI và FDI -
Đầu tư 1.360 tỷ đồng xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp Bắc Đồng Phú giai đoạn 2 -
Công bố quyết định thành lập Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng
- Sacombank-SBL thay đổi địa chỉ chi nhánh Đà Nẵng
- Mô hình hệ sinh thái thành công trên thế giới, xu thế không thể bỏ qua
- Thành lập Công ty bất động sản Trần Anh Land
- Panasonic bàn giao Phòng thí nghiệm giải pháp HVAC cho trường Đại học Bách khoa TP.HCM
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
- Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 7 về kế toán, kiểm toán và tài chính