
-
Bộ Công thương giục địa phương báo cáo tình hình thực hiện Quy hoạch điện
-
Rõ dần phương án đầu tư tuyến cao tốc kết nối rừng và biển
-
Kinh tế năm 2025: Tăng tốc “khoán tăng trưởng”
-
Chủ tịch Quảng Trị chỉ đạo đẩy nhanh các thủ tục dự án Khu bến cảng Mỹ Thuỷ
-
Thủ tướng yêu cầu thông xe cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng cuối năm nay -
Bảo đảm tiến độ các dự án đường sắt trọng điểm quốc gia
![]() |
Thi công tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu. Ảnh: Lê Toàn |
Giải ngân gần 200.000 tỷ đồng sau 5 tháng
Theo số liệu vừa được Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 7474/BTC-ĐT về tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước 4 tháng, ước 5 tháng năm 2025, công tác giải ngân vốn đầu tư công đã có sự tăng tốc rõ rệt trong tháng 5/2025.
Cụ thể, lũy kế giải ngân từ đầu năm đến ngày 30/4/2025 là 131.667,2 tỷ đồng, đạt 14,64% kế hoạch (899.532,8 tỷ đồng), bằng 15,94% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Trong đó, Chương trình Mục tiêu quốc gia là 4.935,1 tỷ đồng, đạt 22,47% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Ước giải ngân từ đầu năm đến ngày 31/5/2025 là 199.325,2 tỷ đồng, đạt 22,2% kế hoạch, đạt 24,1% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Con số này cao hơn cùng kỳ năm 2024 (đạt 20,33% kế hoạch và đạt 21,63% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao). Trong đó, Chương trình Mục tiêu quốc gia là 7.054,6 tỷ đồng (đạt 32,12% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao).
Nhận xét tình hình giải ngân kế hoạch vốn, Bộ Tài chính đánh giá, ước giải ngân cả nước đến hết tháng 5 đạt 24,1% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, cao hơn tỷ lệ giải ngân cùng kỳ năm 2024 (đạt 21,6%). Trong đó, riêng vốn ngân sách địa phương đạt tỷ lệ 27,5% (cao hơn cùng kỳ năm 2024 là 21,1%). Tuy nhiên, vốn ngân sách trung ương mới đạt 19,6% (thấp hơn cùng kỳ năm 2024 là 22,6%).
So với tỷ lệ giải ngân cả nước trong 4 tháng đầu năm, tiến độ giải ngân đã có sự tăng tốc rõ rệt, bắt kịp tiến độ so với cùng kỳ năm ngoái (lũy kế giải ngân đến hết tháng 2 đạt 5,43%, hết tháng 3 đạt 9,72%, hết tháng 4 đạt 15,9% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao).
Cũng theo Bộ Tài chính, trong 5 tháng năm 2025, so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, có 10/47 bộ, cơ quan trung ương và 39/63 địa phương có tỷ lệ ước giải ngân đạt từ mức bình quân chung cả nước; có 37/47 bộ, cơ quan trung ương và 24/63 địa phương có tỷ lệ ước giải ngân đạt dưới bình quân chung cả nước.
Một số bộ, cơ quan trung ương có tỷ lệ giải ngân trên 30% như Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (86,43%), Đài Tiếng nói Việt Nam (73,82%), Ngân hàng Chính sách xã hội (41,2%), Bộ Công an (40,5%) và các địa phương giải ngân trên 40% như Phú Thọ (62,7%), Thanh Hóa (57,8%), Lào Cai (51,8%), Thái Nguyên (51%), Nam Định (50,4%), Hà Giang (48,8%), Hà Tĩnh (48,7%), Hà Nam (45,3%), Ninh Bình (45,1%), Bà Rịa - Vũng Tàu (42,6%), Huế (41,2%).
Tuy nhiên, trong 5 tháng đầu năm, vẫn còn một số bộ, cơ quan trung ương chưa giải ngân hoặc giải ngân rất thấp, dưới 10% và 7 địa phương giải ngân dưới 15%.
Triển khai quyết liệt các giải pháp thúc đẩy giải ngân
Đầu tư công luôn được Chính phủ xác định là nhiệm vụ chính trị trọng yếu, giữ vai trò then chốt trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và ổn định chính trị.
Thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ luôn quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, sâu sát thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, triển khai 3 Chương trình Mục tiêu quốc gia và thực hiện các dự án sử dụng nguồn tăng thu ngân sách Trung ương hằng năm ngay từ đầu năm 2025.


Tại Hội nghị Thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025 diễn ra mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh quyết tâm giải ngân đạt 100% kế hoạch giao để thúc đẩy tăng trưởng, tạo việc làm, sinh kế cho người dân.
Đầu tư công cũng góp phần tạo không gian phát triển, động lực phát triển mới; giảm chi phí logistics, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa, sản phẩm, doanh nghiệp và nền kinh tế; góp phần khơi thông các nguồn lực, lấy nguồn lực nhà nước dẫn dắt và kích hoạt mọi nguồn lực xã hội, giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong phát triển.
Để hoàn thành mục tiêu giải ngân 100% kế hoạch vốn đầu tư công năm 2025, Bộ Tài chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương nghiêm túc rút kinh nghiệm, khẩn trương và quyết liệt triển khai các nhiệm vụ được giao.
Trong bối cảnh sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, cần đặc biệt lưu ý việc bàn giao hồ sơ pháp lý rõ ràng, điều chỉnh kế hoạch vốn phù hợp từ cấp huyện cũ về cấp tỉnh hoặc xuống cấp xã, bảo đảm tính liên tục và tránh gián đoạn trong thực hiện dự án.
Cùng với đó, phải tập trung tháo gỡ vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng - được xem là “nút thắt” then chốt, cần sự vào cuộc quyết liệt của người đứng đầu các cấp.
Với các dự án ODA, Bộ Tài chính lưu ý cơ quan chủ quản phải bám sát tiến độ thực hiện và điều chỉnh dự án, kịp thời tháo gỡ vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân các dự án đã hoàn tất thủ tục đầu tư và đấu thầu, phối hợp với Bộ Tài chính để kịp thời trao đổi với nhà tài trợ trong trường hợp có vướng mắc phát sinh.
Riêng vốn ngân sách địa phương, cần đẩy nhanh tiến độ thu ngân sách, nhất là nguồn thu từ sử dụng đất để bảo đảm phân bổ vốn đúng tiến độ.
Bộ Tài chính cũng đề xuất tăng cường kiểm tra, giám sát, phân công rõ trách nhiệm và phối hợp đồng bộ giữa các cấp, ngành trong thi công các công trình trọng điểm. Mục tiêu là hoàn thành ít nhất 3.000 km đường bộ cao tốc và hơn 1.000 km đường ven biển trong năm 2025, đồng thời đẩy nhanh tiến độ khởi công, khánh thành các dự án lớn, chào mừng 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9.

-
Chủ tịch Quảng Trị chỉ đạo đẩy nhanh các thủ tục dự án Khu bến cảng Mỹ Thuỷ -
Quy định mới về quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích có hiệu lực từ ngày 1/9/2025 -
Giải thể Ban Chỉ đạo tổng kết thi hành Luật Đất đai và xây dựng Dự án Luật Đất đai sửa đổi -
Thủ tướng yêu cầu thông xe cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng cuối năm nay -
Bảo đảm tiến độ các dự án đường sắt trọng điểm quốc gia -
Thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế và Khu công nghiệp tỉnh Khánh Hòa -
Giao bổ sung dự toán chi đầu tư phát triển và kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách trung ương năm 2025
-
1 Thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam trong thời kỳ mới: Từ lợi thế chi phí đến niềm tin thể chế
-
2 Cách nhìn mới trong tư duy cải cách thị trường vàng
-
3 Dự án điện khí LNG Cà Ná hơn 57.000 tỷ đồng: Chỉ 1 nhà thầu nộp hồ sơ
-
4 Bộ Tài chính thống nhất điều chỉnh diện tích, công suất khai thác sân bay Gia Bình
-
Đất nền Bắc Ninh sôi động sau sáp nhập - Thời cơ cho nhà đầu tư đón sóng
-
VietinBank thông báo về việc tự động cập nhật mã số thuế theo mã định danh cá nhân
-
Chuyển đổi số - Phát triển xanh ngành logistics
-
Mỹ Tho Central Complex: Tâm điểm đón sóng tăng trưởng của Đồng Tháp mới
-
ABAC III Hải Phòng: Kết nối trí tuệ, chia sẻ tầm nhìn, khơi thông ý tưởng
-
Hướng đi mới của bất động sản Cửa Lò: Bắt nhịp phát triển đô thị biển