Thứ Năm, Ngày 24 tháng 04 năm 2025,
Giải pháp công nghệ thúc đẩy phát triển cảng biển xanh từ Schneider Electric
PV - 24/04/2025 10:57
 
Trong bối cảnh toàn cầu hướng tới phát triển bền vững, ngành cảng biển Việt Nam đang đối mặt với yêu cầu chuyển đổi xanh để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và duy trì vị thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Schneider Electric cung cấp loạt giải pháp công nghệ hiện đại nhằm tối ưu hoá, xây dựng cơ sở hạ tầng cảng thông minh đạt các mục tiêu phát triển bền vững một cách hiệu quả và thực tiễn.

Cảng xanh - Thách thức và cơ hội tại Việt Nam

Theo Cục Hàng hải Việt Nam, năm 2024, khối lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển Việt Nam ước đạt 864,4 triệu tấn, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2023.

Trong bối cảnh nhiều quốc gia và doanh nghiệp logistics đang hướng đến mục tiêu phát thải ròng bằng 0 (Net Zero), ngành cảng Việt Nam đứng trước sức ép phải chuyển đổi theo hướng xanh hoá để duy trì vị thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu.​ Theo kế hoạch chuyển đổi năng lượng xanh của Cục Hàng hải Việt Nam, toàn ngành cần phải ưu tiên việc giảm khí thải nhà kính, chuyển đổi hoàn toàn sang năng lượng sạch cho tất cả tàu và cơ sở hạ tầng, hướng tới đạt được mức phát thải ròng bằng không vào năm 2050.Tuy nhiên, trong quá trình tiến tới “xanh hoá”, các cảng biển, doanh nghiệp gặp không ít khó khăn.

Các chuyên gia chia sẻ chủ đề chuyên sâu về Cảng xanh tại Việt Nam trong sự kiện Innovation Day 2025 - Hải Phòng do Schneider Electric Việt Nam tổ chức.

Bên cạnh những khó khăn, thách thức, doanh nghiệp cần nhận diện các "điểm nóng carbon" - những khu vực có mức phát thải khí nhà kính tại cảng để xây dựng chiến lược giảm phát thải hiệu quả.

Đại diện Schneider Eletctric cho biết các nguồn phát thải khí nhà kính tại một cảng điển hình được chia thành ba phạm vi khác nhau. Scope 1 là tất cả lượng khí thải trực tiếp dưới sự kiểm soát của cảng, ví dụ như xe vận hành nội bộ, thiết bị nâng hạ, kho bãi. Scope 2 là phát thải gián tiếp từ việc sử dụng điện hoặc hệ thống sưởi ấm/ cung cấp năng lượng mà cảng mua ngoài. Scope 3 bao gồm mọi nguồn phát thải khác không thuộc quyền kiểm soát trực tiếp của cảng - đến từ các bên liên quan trong hệ sinh thái như tàu biển, xe tải, nhà cung ứng dịch vụ,... Điểm đáng chú ý Scope 3 chiếm gần 95% tổng lượng khí phát thải. Điều này có thể hiểu là sự kết nối và phối hợp với toàn bộ hệ sinh thái là yếu tố sống còn trong quá trình chuyển đổi.

Bà Kusum Verma - Giám đốc Khối Vận Tải tại Schneider Electric Châu Á chia sẻ về chủ đề cảng biển Xanh tại Innovation Day 2025 - Hải Phòng

Giải pháp xanh - Mở khoá tiềm năng ngành hàng hải Việt Nam

Không chỉ đối mặt với thách thức trong việc xác định mục tiêu và xây dựng lộ trình phát thải ròng bằng 0, nhiều cảng biển hiện nay đang gặp khó khăn trong việc lựa chọn và triển khai các sáng kiến phù hợp. Câu hỏi thường trực được đặt ra là: “Nên bắt đầu từ đâu, ưu tiên những sáng kiến nào và việc đầu tư đó có thực sự xứng đáng không?”.

Tại Innovation Day Hải Phòng 2025, Schneider Electric giới thiệu hệ sinh thái EcoStruxure – giải pháp toàn diện nhằm “xanh hoá” cảng biển Việt Nam thông qua ba trụ cột chiến lược: Điện khí hóa (Electrification), Số hóa (Digitization) và Khử carbon (Decarbonization).

Một trong những điểm nhấn trọng tâm trong chiến lược này là hệ thống cấp điện từ bờ (Onshore Power Supply - OPS), giúp tàu sử dụng điện lưới thay vì nhiên liệu hóa thạch khi neo đậu, giảm tới 80% lượng CO2, giảm chi phí nhiên liệu và tiếng ồn. 

Loạt giải pháp công nghệ thúc đẩy doanh nghiệp trăng trưởng quy mô sản xuất bền vững thông qua số hoá và AI từ Schneider Electric

Về số hóa, giải pháp AVEVA của Schneider Electric hỗ trợ giám sát hiệu suất hoạt động của cảng container bằng cách tổng hợp dữ liệu từ mọi nguồn trên toàn bộ bến, bất kể sử dụng phương pháp tự động hóa nào, đơn giản hóa việc tích hợp cũng như phân tích và báo cáo. Giải pháp này sử dụng dữ liệu từ nhiều hệ thống hiện có để có thể theo dõi hiệu suất trong bối cảnh các yêu cầu về kinh doanh, quy định và môi trường thay đổi nhanh chóng.

Song song đó, Schneider Electric đề xuất ứng dụng nền tảng EcoStruxure như: EcoStruxure Power Advisor và Asset Advisor để quản lý năng lượng, kết nối dữ liệu từ các thiết bị điện, cảm biến, máy móc… trên toàn bộ hệ thống cảng. Với số hoá, giải pháp từ Schneider Electric không chỉ giúp giảm phát thải trực tiếp và gián tiếp mà còn tăng hiệu quả vận hành, tích hợp năng lượng tái tạo và thúc đẩy minh bạch trong chuỗi cung ứng, cho phép cảng theo dõi và kiểm soát lượng phát thải theo ba phạm vi Scope 1, 2, 3 một cách chi tiết. Từ đó từng bước tiến gần hơn đến mục tiêu trung hòa carbon.

Đánh giá cao những giải pháp từ Schneider Electric, bà Hoàng Hồng Điệp - Giám đốc điều hành Van Der Leun Việt Nam, một trong những đơn vị hàng đầu về các giải pháp chuyên biệt cho hệ thống điện và điều khiển ngành hàng hải, cho biết, Van Der Leun cũng thường nhận được sự quan tâm của khách hàng về việc kết nối điện bờ. Một số tàu đặt câu hỏi “tàu xanh rồi nhưng trên bờ lấy gì sạc cho tàu nhanh?”.

Bà Hoàng Hồng Điệp nhận định, với thế mạnh sẵn có của hai đơn vị, Van Der Leun và Schneider Electric sẽ cùng nhau phối hợp để cung cấp, phát triển các giải pháp công nghệ, hứa hẹn mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng nhưng vẫn đảm bảo tiêu chí giảm phát thải carbon thúc đẩy chuyển đổi xanh trong ngành cảng biển và hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng không vào năm 2050.

Schneider Electric khánh thành Phòng đào tạo xuất sắc đầu tiên
Phòng đào tạo xuất sắc đầu tiên của Schneider Electric tại Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng sẽ cam kết đào tạo hơn 45.000 kỹ sư tương lai của...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư