
-
Nhiều lãnh đạo tỉnh, sở, ngành của Bình Định xin nghỉ hưu trước tuổi
-
Hơn 7,7 tỷ đồng tổ chức xe đưa rước cán bộ, công chức, viên chức đi làm ở TP.HCM
-
Thành phố Huế công bố sắp xếp các đơn vị hành chính, chính quyền địa phương 2 cấp
-
Nghệ An công bố tổ chức sắp xếp các đơn vị hành chính
-
Bổ nhiệm Chánh án, Phó chánh án Tòa án Nhân dân 12 khu vực tại Hà Nội -
Hà Tĩnh công bố các quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính
“Đây là giải pháp kịp thời thu hút lao động trở lại làm việc”, ông Nguyễn Huy Minh, Phó vụ trưởng Vụ Thống kê dân số và lao động (Tổng cục Thống kê) bình luận.
![]() |
Ông Nguyễn Huy Minh, Phó vụ trưởng Vụ Thống kê dân số và lao động (Tổng cục Thống kê) |
Đã có ít nhất 2,2 triệu lao động “hồi hương”, khiến doanh nghiệp thiếu hụt lao động trầm trọng. Thưa ông, làm cách nào để thu hút lao động trở lại?
Không phải năm nay, mà hầu như năm nào cũng vậy, cứ sau khi nghỉ Tết Nguyên đán là thiếu hụt lao động diễn ra vì một bộ phận người lao động trở về quê ăn Tết chưa hoặc không quay trở lại làm việc. Nhưng sự thiếu hụt mọi năm chỉ diễn ra trong khoảng thời gian ngắn, còn năm nay, chưa đến nghỉ Tết đã có ít nhất 2,2 triệu người đang làm việc tại các trung tâm kinh tế trở về quê do dịch bệnh.
Cụ thể, trong thời gian giãn cách xã hội, có khoảng 1,3 triệu người trở về quê và sau khi nền kinh tế trở hoạt động trở lại trong tình hình mới theo Nghị quyết 128/NQ-CP vẫn có thêm 900.000 lao động trở về quê (tính đến ngày 15/12/2021).
Chính vì vậy, để thu hút lao động trở lại làm việc, ngoài bảo đảm thu nhập, còn phải tạo điều kiện cho người lao động yên tâm, nên một trong 3 mục tiêu được đặt ra trong Nghị quyết vừa được Quốc hội thông qua là phải bảo đảm an sinh xã hội và đời sống của người dân, người lao động, nhất là người nghèo, người yếu thế, đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh. Trong đó, sẽ sử dụng 6.600 tỷ đồng từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách trung ương năm 2021 để hỗ trợ tiền thuê nhà trọ cho người lao động. Giải pháp chưa có trong tiền lệ này sẽ góp phần khuyến khích người lao động quay trở lại làm việc, giải quyết được bài toán thiếu hụt lao động sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.
Gói hỗ trợ từ ngân sách nhà nước thông qua việc tăng bội chi lên tới 240.000 tỷ đồng, nhưng chỉ sử dụng 6.600 tỷ đồng hỗ trợ tiền thuê nhà trọ cho người lao động. Ông có nghĩ là quá ít vì có hàng chục triệu lao động đang phải thuê nhà?
Số tiền 240.000 tỷ đồng còn được sử dụng vào nhiều mục đích khác, như miễn, giảm thuế, phí, lệ phí; gia hạn tiền thuế, tiền thuê đất; giảm thuế giá trị gia tăng; hỗ trợ lãi suất; tính vào chi phí được trừ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khoản chi cho công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19... Tất cả các khoản này hỗ trợ trực tiếp doanh nghiệp, nhưng thực ra là cũng hỗ trợ người lao động, bởi doanh nghiệp có hoạt động hiệu quả, có thu nhập, giảm được chi phí đầu vào nhờ miễn, giảm, gia hạn tiền thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất mới có thể bảo đảm việc làm, thu nhập cho người lao động. Người lao động có việc làm ổn định, thu nhập được bảo đảm lại được Nhà nước hỗ trợ một phần tiền thuê nhà, nên sẽ yên tâm quay trở lại làm việc.
Hơn nữa, trong gói 240.000 tỷ đồng này còn sử dụng một phần để nâng cấp cơ sở đào tạo, dạy nghề, giải quyết việc làm... Tất cả cũng nhằm mục tiêu cuối cùng là hỗ trợ người lao động, nên gói 6.600 tỷ đồng không hề nhỏ, đặc biệt là gói này phải đi vay nợ (tăng bội chi).
Để thu hút lao động quay trở lại, chính quyền địa phương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở sản xuất, kinh doanh phải làm gì, vì bản thân người lao động ngoại tỉnh đã và đang đóng góp cho sự phát triển của địa phương?
Để thu hút lao động quay trở lại trong bối cảnh hiện nay là thách thức khá lớn đối với doanh nghiệp và chính quyền địa phương. Người lao động sẽ khó quay lại thị trường lao động, cũng như doanh nghiệp khó tuyển dụng lao động nếu dịch bệnh tại những địa phương này vẫn diễn biến phức tạp.
Trước tình hình đó, Chính phủ đã yêu cầu các địa phương “thần tốc” tiêm mũi vắc-xin tăng cường toàn dân, đặc biệt là tại những khu vực kinh tế năng động thu hút nhiều lao động; tiếp tục thực hiện các biện pháp nhằm kiểm soát được dịch bệnh, tạo tâm lý yên tâm cho người dân. Các địa phương cần phải tạo tâm lý yên tâm làm việc, thoải mái trong cuộc sống cho người lao động; có những chính sách hỗ trợ kịp thời với những lao động đang bị ảnh hưởng bởi Covid-19, như phải tạm hoãn việc, chấm dứt hợp đồng lao động...
Đại dịch đã làm rất nhiều người lao động cạn kiệt tài chính. Thưa ông, liệu đã đến lúc tính đến phương án tăng lương tối thiểu vùng, vì năm 2021 chưa tăng lương tối thiểu vùng?
Mức lương tối thiểu của khu vực doanh nghiệp được ấn định theo vùng, theo tháng và theo giờ. Dựa trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng Tiền lương quốc gia, mức lương tối thiểu sẽ do Chính phủ quyết định và công bố. Do ảnh hưởng của Covid-19, năm 2021, mức lương tối thiểu vùng không tăng, mà vẫn được áp dụng như năm 2020. Thời điểm hiện tại, dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến hết sức phức tạp, ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế, ít có khả năng tăng lương tối thiểu vùng trong năm 2022.
Tôi cho rằng, nếu tăng lương tối thiểu vùng sẽ tạo áp lực cho doanh nghiệp trong ngắn hạn khi hoạt động sản xuất, kinh doanh chưa được phục hồi. Do vậy, rất cần sự chia sẻ giữa chủ doanh nghiệp và người lao động để duy trì và phục hồi sản xuất.

-
Bổ nhiệm Chánh án, Phó chánh án Tòa án Nhân dân 12 khu vực tại Hà Nội -
Hà Tĩnh công bố các quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính -
Phó Thủ tướng Mai Văn Chính yêu cầu tỉnh An Giang tập trung triển khai ba nhiệm vụ trọng tâm -
Công bố nhân sự lãnh đạo tỉnh có diện tích lớn nhất cả nước -
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để người dân “sợ hay ngại” khi đến cơ quan công quyền -
Công bố nhân sự Bí thư Tỉnh ủy và Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa sau sáp nhập -
Quảng Ninh: Tiếp nối, kế thừa có phát triển, đổi mới để vươn xa hơn
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu
-
Giải pháp phát triển bền vững toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới
-
LOTTE MART Việt Nam được vinh danh là doanh nghiệp xanh
-
Tôn Nam Kim - Khẳng định tầm nhìn phát triển bền vững và sáng tạo
-
Doanh nghiệp vừa và nhỏ: Từ bên lề đến trung tâm chính sách