Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Ba, Ngày 23 tháng 04 năm 2024,
Giám đốc Quốc gia WB Ousmane Dione: Chi phí Logistics Việt Nam cần giảm nữa để cạnh tranh tốt hơn
Thế Hoàng - 15/12/2017 18:21
 
Chi phí logistics của Việt Nam còn ở mức cao, tương đương 20,8 % GDP, cao gần gấp đôi so với các nền kinh tế phát triển và cao hơn 4 % so với mức bình quân toàn cầu.
Chi phí logistics của Việt Nam còn ở mức cao, tương đương 20,8 % GDP,  cao gần gấp đôi so với các nền kinh tế phát triển và cao hơn 4 % so với mức bình quân toàn cầu.
Chi phí logistics của Việt Nam còn ở mức cao, tương đương 20,8 % GDP, cao gần gấp đôi so với các nền kinh tế phát triển và cao hơn 4 % so với mức bình quân toàn cầu.

Sáng 15/12/2017, tại Hà Nội, Bộ Công Thương, Bộ Giao thông Vận tải, Ngân hàng thế giới tại Việt Nam và Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam đã tổ chức Diễn đàn Logistics Việt Nam 2017 với chủ đề: “Nâng cao năng lực cạnh tranh và Phát triển Dịch vụ Logistics Việt Nam”.

Diễn đàn còn có sự tham dự của đại diện Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Tài chính, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cùng nhiều chuyên gia kinh tế, tài chính, giao thông vận tải, hơn 300 doanh nghiệp, hiệp hội, ngành hàng và doanh nghiệp logistics trên toàn quốc.

Việt Nam có khoảng 3.000 doanh nghiệp hoạt động trong ngành dịch vụ logistics, trong đó khoảng 1.300 doanh nghiệp, chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tham gia tích cực vào thị trường trong nước và nước ngoài.

Các doanh nghiệp Việt Nam cung cấp chủ yếu các dịch vụ logistics nội địa, như dịch vụ vận tải nội địa, vận tải đa phương thức, dịch vụ cảng biển, cảng hàng không, dịch vụ kho bãi, khai báo hải quan, giám định, hun trùng hàng hóa, kiểm nghiệm hàng hóa, bốc dỡ hàng hóa… và đảm nhận một phần dịch vụ logistics quốc tế qua làm đại lý cho các doanh nghiệp nước ngoài là các chủ hàng, chủ tàu, các nhà cung cấp dịch vụ logistics quốc tế thuê lại.

Theo ông Lê Duy Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam, chi phí logistics còn ở mức cao, tương đương 20,8 % GDP (các nước phát triển từ 9-14%), đóng góp khoảng 3% vào GDP (2014 NRI).

Tỷ lệ thuê ngoài khoảng 35-40%, nguyên nhân chủ yếu là chưa có sự phối hợp, hợp tác giữa các nhà cung cấp dịch vụ logistics với các nhà sản xuất và các nhà xuất nhập khẩu. Tổng chi phí logistics của Việt Nam năm 2016 là 41,26 tỷ USD, tương đương 20,8% GDP (nguồn Amstrong & Associates).

Ông Ousmane Dione, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho biết, hoạt động logistics và kết nối hiệu quả là yếu tố quan trọng bảo đảm năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.

Logistics hiệu quả càng đặc biệt quan trọng đối với một nền kinh tế đang phụ thuộc nhiều vào khả năng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu và xuất khẩu như Việt Nam.

Theo ông Ousmane Dione, chi phí Logistics Việt Nam cần phải giảm nữa để cạnh tranh hiệu quả hơn. Ngân hàng Thế giới luôn sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong công cuộc tạo thuận lợi thương mại, phát triển logistics và nâng cao năng lực cạnh tranh thương mại, coi đó là một nội dung trọng tâm xuyên suốt trong chiến lược phát triển và tăng trưởng của mình.  

“Chúng tôi cũng sẵn sàng cung cấp các kết quả nghiên cứu, hỗ trợ kỹ thuật toàn diện kết hợp với hỗ trợ tài chính trong thời gian nhiều năm nếu cần", Giám đốc quốc gia của WB khẳng định.

Ngành dịch vụ Logistics Việt Nam đang phát triển mạnh với tốc độ từ 15-16%/năm. Theo chỉ số hoạt động LPI của Ngân hàng thế giới 2014, xếp hạng 53 và 2016 xếp hạng 64/160 nước, đứng thứ 4 trong các nước ASEAN, sau Singapore, Malaysia và Thái Lan

VIAGS - đơn vị thành viên của Vietnam Airlines nhận giải dịch vụ chất lượng tốt thứ 2 toàn cầu
Công ty Dịch vụ Mặt đất sân bay Việt Nam (VIAGS, thành viên của Vietnam Airlines) tại Tân Sơn Nhất vừa được hãng hàng không quốc tế 5 sao Eva Air...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư