
-
PMI vượt trên 50 điểm, ngành sản xuất Việt Nam tăng trưởng trở lại trong tháng 3/2025
-
Mỹ, Anh, Singapore tuyển nhiều nhân sự công nghệ, game, tài chính từ Việt Nam
-
Tập đoàn Everland khởi công tổ hợp thương mại, du lịch hơn 700 tỷ đồng
-
Tư duy cần nhất là mở rộng tối đa quyền tự do kinh doanh
-
Ký mới Hợp đồng Chia sản phẩm dầu khí Lô 15-2 -
Vietnam Airlines công bố lợi nhuận năm 2024 đạt gần 8.000 tỷ đồng
Trong Công văn này, Bộ Công thương đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu điều chỉnh các quy định về kiểm dịch động thực vật phục vụ cho sản xuất và gia công xuất khẩu theo hướng thuận lợi hóa, áp dụng quy trình kiểm dịch động thực vật sau thông quan, trước khi lưu thông, thay cho hình thức kiểm tra từng lô hàng trước khi thông quan như hiện nay.
![]() |
Bộ Công thương đề nghị Tổng cục Hải quan chỉ đạo cơ quan hải quan địa phương chỉ yêu cầu DN xuất trình đúng chứng từ phù hợp theo quy định hiện hành về XNK khi làm thủ tục thông quan hàng hóa. |
Đối với kiểm dịch động thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét giảm bớt thủ tục kiểm dịch đối với nhập khẩu sản phẩm lông vũ, lông cáo, lông gấu (đã qua xử lý), không phải động thực vật hoang dã sống, nếu doanh nghiệp xuất trình được giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật của nước xuất khẩu.
Ngoài ra, Bộ Công thương cũng đề nghị Tổng cục Hải quan lưu ý về chứng từ, thủ tục yêu cầu doanh nghiệp khi thông quan hàng hóa.
Liên quan đến việc nhiều doanh nghiệp dệt may và Hiệp hội Dệt May Việt Nam phản ánh về việc cơ quan Hải quan địa phương yêu cầu doanh nghiệp giám định hàng hóa tại Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật trước khi giải phóng hàng đối với lông thú (đã qua xử lý) nhập khẩu làm nguyên liệu gia công xuất khẩu từ các nước tham gia Công ước CITES, có Giấy chứng nhận xuất xứ của nước xuất khẩu…, về điều này, Bộ Công thương đề nghị Tổng cục Hải quan chỉ đaọ cơ quan Hải quan địa phương chỉ yêu cầu doanh nghiệp xuất trình đúng chứng từ phù hợp theo quy định hiện hành về xuất nhập khẩu khi làm thủ tục thông quan hàng hóa.
Trước đó, Hiệp hội Dệt May Việt Nam đã có văn bản gửi các cơ quan chức năng, phản ánh các kiến nghị của DN hội viên về thủ tục kiểm tra chuyên ngành hàng hóa xuất nhập khẩu. Theo Vitas, việc kiểm tra nhiều lần đối với hàng hóa xuất nhập khẩu không chỉ gây tốn kém về chi phí mà doanh nghiệp còn mất nhiều thời gian, làm ảnh hưởng đến cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp.

-
Tư duy cần nhất là mở rộng tối đa quyền tự do kinh doanh -
Philippines muốn nhập vắc-xin dịch tả lợn từ doanh nghiệp lớn của Việt Nam -
Ký mới Hợp đồng Chia sản phẩm dầu khí Lô 15-2 -
Vietnam Airlines công bố lợi nhuận năm 2024 đạt gần 8.000 tỷ đồng -
Quý I/2025, TKV sản xuất trên 10,5 triệu tấn than, tiêu thụ 12,6 triệu tấn -
Tập đoàn Generali vượt mục tiêu kế hoạch 2024 -
"Soi" động lực tăng trưởng của doanh nghiệp vật liệu xây dựng năm 2025