-
“Tối hậu thư” cho các nền tảng xuyên biên giới -
Nhiều thương hiệu, nền tảng công nghệ xuất sắc được vinh danh tại Tech Awards 2024 -
Khốc liệt thị trường gọi xe công nghệ 2025: Kẻ rục rịch đến, người ngậm ngùi đi -
Vấn nạn tin nhắn rác, cuộc gọi rác vẫn hoành hành -
Kiếm tiền từ 5G: Nhà mạng bối rối -
Samsung sẽ ra mắt “Galaxy S thế hệ mới” vào ngày 23/1/2025
VinaPhone sẵn sàng đáp ứng nhu cầu thuê/mua dịch vụ CNTT của các cơ quan, doanh nghiệp |
Nơi “gửi niềm tin” của tổ chức, doanh nghiệp
Tọa lạc tại Khu công nghiệp Nam Thăng Long, IDC của VinaPhone được xây dựng với quy mô diện tích sàn lên tới 10.000 m2. Đồng bộ cùng ngôi nhà màu vàng sừng sững rộng lớn là hệ thống của một Data Center tiêu chuẩn Tier 3 của bộ tiêu chuẩn TIA 942: Các thiết bị như trạm biến áp, máy phát điện, UPS, cáp backbone... đều có dự phòng ít nhất N+1. Thời gian hoạt động (uptime) tối thiểu đạt 99,982%. Thời gian hệ thống ngừng (downtime) tối đa 1,6 giờ/năm. Hệ thống chữa cháy chuyên nghiệp FM200, kèm theo hệ thống cảnh báo khói độ nhạy cao không gây ra ảnh hưởng xấu với vật dụng, máy móc trong khu vực được chữa cháy... Hệ thống kiểm soát khép kín bằng IP camera và hệ thống chống đột nhập, cung cấp thông tin hình ảnh liên tục để đảm bảo an ninh cho tòa nhà cùng quy trình an ninh, giám sát nghiêm ngặt 24/24 kể cả các dịp lễ, Tết…
Điểm đặc biệt của IDC này là khả năng bảo trì đồng thời. Nghĩa là có thể bảo trì mà không gây ra bất kỳ sự cố gián đoạn dịch vụ nào. Để thực hiện được điều đó, hệ thống nguồn điện được cung cấp ổn định từ các cặp lưu điện UPS APC; điện dự phòng được cấp từ 2 hệ thống máy phát điện công suất lớn hoạt động dự phòng N+1, công suất mỗi máy phát 2145 KVA chạy dầu Diesel chứa trong bể dầu riêng đảm bảo duy trì hoạt động của trung tâm hết công suất trong 72h mà không cần tiếp nhiên liệu. Nhờ đó, dữ liệu của khách hàng sẽ được bảo vệ an toàn trong mọi tình huống, bao gồm cả sự cố phát sinh đột xuất cũng như bảo trì định kỳ.
Ông Nguyễn Văn Hải, Phó tổng giám đốc VinaPhone cho biết, Tập đoàn VNPT đang triển khai cung cấp các dịch vụ công nghệ thông tin cho các cơ quan chính phủ, doanh nghiệp, đáp ứng đòi hỏi cao về tính bảo mật, tránh rủi ro về xâm nhập, đánh cắp thông tin.
“Hai IDC mới, với các công cụ quản lý thông minh, trang thiết bị cao cấp, hiện đại sẽ giúp tiết giảm thời gian làm việc và khắc phục sự cố do lỗi thiết bị, phục vụ đắc lực cho hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp thường xuyên phải xử lý khối lượng thông tin lớn, đòi hỏi độ chính xác cao và thời gian xử lý nhanh chóng như các cơ quan quản lý nhà nước, Chính phủ và hệ thống tài chính, ngân hàng”, ông Hải cho biết.
Với việc đưa 2 Data Center tại KCN Nam Thăng Long (Hà Nội) và KCX Tân Thuận (TP.HCM), VinaPhone đã có một hệ thống 8 Trung tâm dữ liệu đặt tại các thành phố lớn là Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, sẵn sàng đáp ứng tốt nhất nhu cầu thuê/mua dịch vụ công nghệ thông tin của các cơ quan thuộc chính phủ, bộ, ngành và khách hàng doanh nghiệp.
Tiết kiệm 50 - 70% chi phí đầu tư
Data Center đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và khả năng ứng dụng công nghệ thông tin của doanh nghiệp. Nó cho phép tối ưu hóa việc quản trị cơ sở dữ liệu, kết nối và tự động hoá các quy trình công việc như tổng hợp, thống kê, phân tích, báo cáo, tạo nền tảng cho phân tích Big data, ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất kinh doanh, giúp cho doanh nghiệp giảm chi phí quản trị. Với vai trò quan trọng đó, xây dựng các trung tâm dữ liệu đã trở thành xu thế tất yếu của các doanh nghiệp.
Tuy nhiên, để sở hữu một trung tâm dữ liệu riêng, đòi hỏi doanh nghiệp phải bỏ ra một khoản đầu tư lớn để xây dựng hạ tầng và mua sắm thiết bị, xây dựng đội ngũ nhân sự chuyên trách. Ước tính, chi phí tự xây dựng một trung tâm tiêu chuẩn cao có thể lên tới 6.000 - 13.000 USD/m2 và thời gian hoàn thành nhanh nhất là khoảng 6 - 18 tháng. Đó là chưa kể cần có một đội ngũ nhân sự chuyên trách để vận hành.
Theo tính toán, việc đi thuê máy chủ giúp khách hàng tiết kiệm 50-70% chi phí. Vì vậy, hiện nay các doanh nghiệp đang dần chuyển từ tự đầu tư sang thuê ngoài.
Nắm bắt những lợi ích từ việc thuê dịch vụ công nghệ thông tin mang lại, mới đây Chính phủ đã chính thức “bật đèn xanh” cho phép các doanh nghiệp nhà nước thuê ngoài các dịch vụ công nghệ thông tin. Điều này đang mở ra cơ hội hợp tác lớn giữa các doanh nghiệp và nhà cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin nói chung.
Hiện nay, VNPT VinaPhone là nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ dữ liệu lớn nhất Việt Nam nếu xét về mức đầu tư, diện tích sàn, khả năng đặt máy chủ và chuẩn an toàn. Đã có hàng trăm khách hàng là các tổ chức, doanh nghiệp lớn đang sử dụng dịch vụ IDC của VNPT VinaPhone như: Cổng thông tin điện tử Chính phủ; Báo Nhân dân; Công ty TNHH Cốc Cốc, Công ty cổ phần Trực tuyến CMN Việt Nam…
Nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ này của VNPT VinaPhone nhận xét, so sánh hiệu quả kinh tế thì việc thuê ngoài trung tâm dữ liệu là một lựa chọn thông minh cho doanh nghiệp.
-
Nhiều thương hiệu, nền tảng công nghệ xuất sắc được vinh danh tại Tech Awards 2024 -
AI tối ưu hóa quy trình và giảm thiểu rủi ro trong lĩnh vực ngân hàng -
Samsung sắp tung smartphone gập ba giới hạn chỉ 300.000 chiếc -
Khốc liệt thị trường gọi xe công nghệ 2025: Kẻ rục rịch đến, người ngậm ngùi đi -
30 doanh nghiệp đăng ký thuê văn phòng tại Khu Công viên phần mềm số 2 Đà Nẵng -
Vấn nạn tin nhắn rác, cuộc gọi rác vẫn hoành hành -
Nvidia giới thiệu siêu máy tính AI cá nhân nhỏ gọn giá 3.000 USD
- Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 7 về kế toán, kiểm toán và tài chính
- MM Mega Market "bung lụa" với loạt deal khủng đón Tết Ất Tỵ
- Coca-Cola khởi động Lễ hội chào đón năm mới 2025 với kỷ lục thế giới
- Tập đoàn DIC khẳng định vị thế 7 năm liên tục trong bảng xếp hạng VNR500
- MSD Việt Nam giành "cú đúp" giải thưởng tại HR Asia Awards 2024
- Indochina Capital - 25 năm giữ vị trí tiên phong trên thị trường bất động sản Việt Nam