Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 27 tháng 07 năm 2024,
Giao dịch dè chừng, cổ phiếu VCB kéo thị trường đi lên
Thanh Thuỷ - 16/03/2022 19:38
 
Liên tiếp trong hai phiên, VN-Index đều tăng 0,45% (trên 6 điểm), trở lại sát ngưỡng 1.470 điểm. Tuy vậy, giao dịch vẫn rất dè chừng với thanh khoản tụt sâu.

Sắc xanh phủ rộng

Thị trường chứng khoán châu Á đồng loạt hồi phục và đóng cửa trong sắc xanh tại thời điểm kết phiên ngày 16/3.

Tăng điểm ngoạn mục nhất là chứng khoán Trung Quốc sau hai phiên bán tháo mạnh nhờ thông báo giữ thị trường chứng khoán ổn định và hỗ trợ niêm yết ở nước ngoài tại cuộc họp do Phó thủ tướng Liu He. Sàn chứng khoán Hông Kông thậm chí còn tăng hơn 9%. Nhiều thị trường khác cũng tăng trên 1% như Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan.

Mức tăng chỉ vỏn vẹn 0,45% của VN-Index phiên hôm nay nhìn chung khá khiêm tốn so với các thị trường châu Á khác. Đây đã là phiên thứ hai liên tiếp, chỉ số sàn HoSE tăng điểm cùng ở mức này.

Cả ba sàn đều tăng mạnh ở ngay thời điểm mở cửa phiên nhưng đà tăng đã thu hẹp phần nào sau đó. VN-Index đóng cửa tăng 6,59 điểm (0,45%) lên 1.459,33 điểm. HNX-Index tăng 2,66 điểm (0,6%) lên 446,18 điểm. UPCoM-Index tăng 0,48 điểm (0,42%) lên 116,04 điểm. UPCoM-Index tăng 0,48 điểm (0,42%) lên 116,04 điểm.

Chứng khoán Việt Nam tăng điểm phiên thứ hai liên tiếp.

Số lượng mã cổ phiếu tăng giá áp đảo. Trên ba sàn, 557 mã tăng giá, 60 mã tăng trần; trong khi 310 mã giảm và 15 mã giảm sàn. Tại hầu hết các ngành, sắc xanh đều áp đảo. Riêng cổ phiếu than bốc hơi tới 3-4%. Sau quãng tăng nóng, nhóm này đã đảo chiều điều chỉnh một tuần nay. Trong khi đó, nhóm cổ phiếu dầu khí giao dịch phân hoá hơn. Dầu Brent đã tuột khỏi mốc 100 USD/thùng khi giới đầu tư lo ngại về nhu cầu tiêu thụ tại Trung Quốc sẽ sụt giảm mạnh khi quốc gia này thực hiện giãn cách xã hội để ứng phó đà lan nhanh của dịch Covid-19.

Ở chiều ngược lại, cũng có những dòng cổ phiếu tăng giá mạnh như nhóm bảo hiểm, thuỷ sản, phân bón hay một số cổ phiếu ngành dịch vụ lưu trú, khách sạn. Cổ phiếu các doanh nghiệp nuôi cá tra đang hưởng lợi khá lớn khi giá cá tra xuất khẩu đã tăng đáng kể thời gian qua. Sắc xanh cũng áp đảo ở nhóm cổ phiếu nhà băng, nhiều cổ phiếu tăng trên 1% như VCB (+1,73%), VIB (+1,85%), MBB (1,58%), EIB (+1,22%), OCB (+1,17%). Nhóm cổ phiếu đầu tư công cũng giao dịch tích cực phiên này. 

Cổ phiếu của anh cả ngành ngân hàng cũng là đầu tàu kéo thị trường tăng phiên này, sau phiên giao dịch liền trước giảm tới 3,68% và là yếu tố chính kìm chân chỉ số chung. Top 5 cổ phiếu tác động tích cực đên thị trường còn còn GAS, MBB, DGC, SAB. Hai cổ phiếu hàng hoá cơ bản GAS và DGC cũng ghi nhận sự phục hồi đáng chú ý khi lần lượt tăng 1,11% và 5,76%.

Giao dịch dè chừng trước ngày họp báo Fed

Dù tăng điểm tích cực cả ở chỉ số chung cùng số lượng mã chứng khoán tăng giá áp đảo, mức tăng phiên 16/3 vẫn chưa hoàn toàn thuyết phục khi dòng tiền vẫn còn e dè. Giá trị giao dịch trên ba sàn đạt 22.299 tỷ đồng, giảm 15,1% so với phiên liền trước. Đây cũng là phiên có mức thanh khoản thấp nhất kể từ ngày 8/1. HPG là cổ phiếu giao dịch nhiều nhất trong phiên cũng chỉ ghi nhận hơn 11,4 triệu cổ phiếu sang tay, tương đương giá trị giao dịch 533 tỷ đồng, bằng khoảng 1/3 giá trị giao dịch bình quân 10 phiên gần đây.

Khối ngoại vẫn lựa chọn bán ròng cổ phiếu phiên thứ 8 liên tiếp. Tuy nhiên, điểm tích cực là giá trị bán ròng nhìn chung giảm dần. Các nhà đầu tư ngoại bán ròng 301 tỷ đồng trên ba sàn. Cá nhân trong nước vẫn là bên mua ròng nhiều nhất trong khi cả khối ngoại và tổ chức trong nước đều bán ròng.

Thanh khoản trên sàn chứng khoán sụt giảm mạnh cùng lúc thời điểm họp báo của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đang gần kề. Trước đó, trong phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ tối 2/3, Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết đề xuất tăng lãi suất 0,25 điểm phần trăm trong phiên họp chính sách tháng 3 tới. Đây sẽ là lần tăng lãi suất đầu tiên sau thời gian dài lãi suất điều hành (Fed fund rate) duy trì trong khoảng 0%-0,25%.

Cuộc họp báo sẽ diễn ra vài tiếng nữa vào rạng sáng thứ Năm theo giờ Việt Nam.

Hana trở thành cổ đông chiến lược Chứng khoán BIDV: Chốt 2.700 tỷ đồng cho 35% vốn
Sau gần hai năm công bố về kế hoạch tìm cổ đông chiến lược, thương vụ bán vốn của BSC đang gần hoàn tất. Nguồn tin từ BSC cho biết, tổng giá...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư