
-
Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả
-
Việt Nam tăng nhập khẩu sữa từ New Zealand, Australia
-
Chặn gian lận xuất xứ với hàng xuất khẩu
-
Hà Nội kích cầu tiêu dùng dịp lễ 30/4, sức mua dự kiến tăng vọt
-
Vui hết nấc, ăn hết mình, chơi hết lễ với “vũ trụ trải nghiệm” Vincom -
Bộ Công thương yêu cầu thương nhân cung ứng đủ xăng dầu dịp lễ 30/4-1/5
![]() |
Dù phải đối diện với tình trạng sụt giảm sức mua tại các thị trường lớn, nhưng xuất khẩu giày dép, túi xách vẫn có thể về đích vượt mục tiêu 25 tỷ USD. |
Xuất khẩu giày dép, túi xách sau năm 2021 có mức tăng thấp do ảnh hưởng của đại dịch đã bật tăng mạnh mẽ trở lại từ đầu năm 2022.
Số liệu của Tổng cục Thống kê, riêng trong tháng 9, doanh thu xuất khẩu của 2 mặt hàng này đạt 2,15 tỷ USD, trong đó giày dép đạt 1,8 tỷ USD, túi xách 350 triệu USD. Lũy kế hết tháng 9, xuất khẩu giày dép, túi xách mang về 21,3 tỷ USD, trong đó goauf dép đạt 18,2 tỷ USD, tăng 36% so với cùng kỳ, túi xách, vali, ô dù đạt 3,13 tỷ USD, tăng 40,2%.
Tính đến cuối năm 2021, cả nước có khoảng 2.200 doanh nghiệp sản xuất giày dép tại Việt Nam, tập trung chủ yếu ở khu vực phía Nam. Việt Nam hiện đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu da giày sau Trung Quốc, mỗi năm xuất khẩu 1 tỷ đôi giày dép sang các nước trên thế giới.
Năm 2021 tổng kim ngạch xuất khẩu da giầy đạt 20,78 tỷ USD (tăng 4,6% so với năm 2020). Trong đó xuất khẩu giày dép đạt 17,77 tỷ USD (tăng 6,1%); xuất khẩu valy, túi, cặp đạt gần 3,01 tỷ USD (giảm 3,2%) so với năm 2020.
Giày dép là một trong những ngành có kim ngạch xuất khẩu cao của Việt Nam, nhưng kim ngạch xuất khẩu chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Khối doanh nghiệp FDI đang đóng góp trên 70% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành.
Một động lực quan trọng được Bộ Công thương chỉ ra, ngành da giày đã chủ động nắm bắt và khai thác những lợi thế từ các Hiệp định Thương mại tự do ( FTA) mang lại, trong đó có EVFTA, CPTPP, RCEP để thúc đẩy xuất khẩu. Tính đến hết quý 3/2022, đơn hàng tại các thị trường xuất khẩu truyền thống của ngành như Mỹ, EU… đã tăng trên 10%.
Đặc biệt, trải qua đợt dịch bùng phát vào năm ngoái, Việt Nam tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng trong thương mại toàn cầu, đặc biệt là các mặt hàng như quần áo, giày dép, máy tính, điện thoai. Các nhà đặt hàng lớn từ Mỹ, EU vẫn chọn Việt Nam là địa chỉ đặt hàng uy tín, tin cậy, cho thấy vai trò ngày càng được nâng cao của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Doanh thu xuất khẩu trong 9 tháng qua tăng trên 36% đối với giày dép và 40% với túi xách, ô dù càng cho thấy rõ điều này.
Dù phải đối diện với tình trạng sụt giảm sức mua tại các thị trường lớn trong quý 4 do lạm phát tại nhiều quốc gia tăng cao, nhưng với việc đạt doanh thu xuất khẩu 21,3 tỷ USD sau 9 tháng, xuất khẩu giày dép, túi xách trong năm 2022 vẫn có thể về đích vượt mục tiêu 25 tỷ USD.

-
Vui hết nấc, ăn hết mình, chơi hết lễ với “vũ trụ trải nghiệm” Vincom -
Bộ Công thương yêu cầu thương nhân cung ứng đủ xăng dầu dịp lễ 30/4-1/5 -
Đưa cà phê Việt tiến sâu vào thị trường tỷ dân -
Trải nghiệm đặc quyền tinh hoa cùng thẻ SASCO Airport Lounge Privilege -
Cơ hội kết nối chuỗi giá trị ngành rượu tại Vinexpo Asia 2025 -
Xăng RON95 tăng giá nhưng vẫn dưới ngưỡng 20.000 đồng/lít -
Doanh nghiệp đa cấp phải rà soát hoạt động quảng cáo sản phẩm
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
Tự hào một Dân tộc: Khúc ca Khải hoàn qua 50 năm Thống nhất
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế