
-
Anh, EU nhất trí về thỏa thuận thiết lập lại quan hệ sau Brexit
-
Ông Trump nói sẵn sàng thăm Trung Quốc giữa đồn đoán áp thuế 30% đến cuối năm nay
-
Triển vọng thỏa thuận hạt nhân Mỹ - Iran tác động sâu sắc đến thị trường dầu mỏ
-
APEC cảnh báo tăng trưởng chậm lại do căng thẳng thương mại
-
Tạm đình chiến thương mại Mỹ - Trung: Giải tỏa căng thẳng chuỗi cung ứng toàn cầu -
Chính phủ Dubai chấp nhận thanh toán bằng tiền ảo
![]() |
Giới phân tích dự đoán giá dầu có thể tăng vọt lên 100 USD/thùng. Ảnh: AFP |
Theo Phó chủ tịch IHS Markit, thị trường dầu mỏ đã xuất hiện "rất nhiều lo ngại" về nguy cơ tăng giá sau khi giá dầu thô gần đây vọt lên trên mức 90 USD/thùng, tăng gần 20% kể từ đầu năm nay và tăng hơn 60% kể từ đầu năm 2021.
Giá dầu tăng nhanh do nguồn cung bị thắt chặt và một phần do căng thẳng Nga-Ukraine. Một số nhà phân tích đã dự đoán rằng giá dầu có thể vượt mức 100 USD/thùng, trong khi ông Dan Yergin, Phó chủ tịch IHS Markit cho rằng rất có thể thị trường sẽ tái diễn kịch bản năm 2011 khi giá dầu thô tăng lên 100 USD/thùng và duy trì ở mức đó trong 3 năm. "Tôi cho rằng ngay lúc này chúng ta đang có một thị trường ngấp nghé khủng hoảng", ông Dan Yergin phát biểu trên đài CNBC.
Trước đó, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh (gọi chung là OPEC+) đã quyết định tăng nguồn cung cho thị trường thêm 400.000 thùng dầu mỗi ngày trong tháng 3.
Tuy nhiên, ông Yergin nhận định một số quốc gia sản xuất dầu mỏ sẽ gặp khó khăn để khôi phục mức sản xuất trước đó. "Không phải tất cả các quốc gia sản xuất dầu mỏ có thể quay trở lại mức sản lượng cũ do họ đã không đầu tư và thiếu bảo trì. Cho nên, họ sẽ không thể bổ sung ngay 400.000 thùng dầu mỗi ngày cho thị trường", Phó chủ tịch IHS Markit nói.
Đại diện IHS Markit đánh giá rằng về cơ bản, Ả Rập Xê-út và Abu Dhabi (UAE) là những nơi duy nhất trên thế giới có khả năng dự phòng trong trường hợp khẩn cấp.
Còn Mỹ đang chứng kiến sản lượng dầu mỏ có chiều hướng đảo ngược trong vài tuần qua. Trong tuần kết thúc vào ngày 28/1, sản lượng dầu thô của Mỹ giảm thêm 100.000 thùng/ngày xuống còn 11,5 triệu thùng/ngày. Con số này đã giảm 1,6 triệu thùng/ngày so với trước đại dịch Covid-19.
Viện Dầu mỏ Mỹ (API) mới đây thông báo lượng tồn kho xăng của nước này đã giảm 1,138 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 4/2, trong khi tuần trước đó ghi nhận mức tăng 5,816 triệu thùng. Tồn kho các sản phẩm chưng cất cũng giảm 2,203 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 4/2, sau khi giảm 2,508 triệu thùng vào tuần trước đó.
Đáng nói, điểm trung chuyển dầu mỏ Cushing, bang Oklahoma (Mỹ) tuần này chứng kiến mức giảm 2,502 triệu thùng, điều này có thể gây ra một làn sóng lo ngại khác về giá dầu tiếp tục tăng cao. Mức dự trữ của Cushing chỉ đạt trên 30 triệu thùng tính đến ngày 28/1, giảm một nửa so với mốc 60 triệu thùng ở thời điểm đầu năm 2021 và giảm 7 triệu thùng so với cuối năm 2021.
Dự trữ dầu thô của Mỹ hiện giảm khoảng 78 triệu thùng so với đầu năm 2021 và giảm khoảng 21 triệu thùng so với đầu năm 2020.

-
Trung Quốc dỡ bỏ một số hạn chế xuất khẩu sang Mỹ, nhưng vẫn siết chặt đất hiếm -
Kinh tế Nhật Bản suy giảm mạnh hơn dự báo -
Fed cân nhắc điều chỉnh chiến lược khi lạm phát tạm thời lệch khỏi mục tiêu dài hạn 2% -
Triển vọng thỏa thuận hạt nhân Mỹ - Iran tác động sâu sắc đến thị trường dầu mỏ -
APEC cảnh báo tăng trưởng chậm lại do căng thẳng thương mại -
Tạm đình chiến thương mại Mỹ - Trung: Giải tỏa căng thẳng chuỗi cung ứng toàn cầu -
Microsoft tiếp tục sa thải hàng nghìn nhân viên toàn cầu
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt
-
Care For Việt Nam tiếp tục hành trình “Chăm em đủ chất”
-
Chủ tịch Tập đoàn C.P. diện kiến Thủ tướng Phạm Minh Chính, củng cố hợp tác, mở rộng đầu tư tại Việt Nam
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu