-
Thương mại điện tử xuyên biên giới mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp ngành gỗ -
Năm 2024, Việt Nam chi khoảng 1,7 tỷ USD nhập khẩu thịt và phụ phẩm -
Giao dịch hàng hóa và dịch vụ toàn cầu năm 2024 sẽ đạt 33.000 tỷ USD -
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,8% sau 11 tháng năm 2024 -
Xuất khẩu gạo Việt Nam cán mốc 5,31 tỷ USD -
Trái cây Việt Nam dần chiếm lĩnh thị trường thế giới, tính phương án phát triển bền vững
“Vàng xanh trên cây”
Với bề dày lịch sử hàng nghìn năm, cây chè được ví như “vàng xanh” của đất nước, mang trong mình tiềm năng to lớn và những giá trị truyền thống quý báu.
“Trong 6 cây công nghiệp chủ lực, chỉ riêng cây chè có nguồn gốc Việt Nam, các cây còn lại du nhập từ nước ngoài. Vì vậy, phát triển ngành chè vừa là trách nhiệm, vừa là nghĩa vụ để cây chè tương xứng với vị thế của loại cây bản địa Việt Nam”, ông Nguyễn Quốc Mạnh, Phó cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) chia sẻ tại Diễn đàn “Kết nối sản xuất và tiêu thụ chè chất lượng cao”.
Diễn đàn tổ chức ngày 5/11 tại Phú Thọ, một trong những địa phương sản xuất chè trọng điểm của cả nước.
Việt Nam là một trong 5 quốc gia xuất khẩu chè top đầu thế giới. |
Thống kê từ Cục trồng trọt cho thấy, diện tích chè cả nước năm 2023 đạt hơn 122.000 ha, giảm khoảng 12.000 ha so với năm 2015, tốc độ giảm bình quân 0,32%/năm. Nguyên nhân do Lâm Đồng và một số tỉnh miền núi phía Bắc đã chuyển đổi diện tích chè già cỗi, giống cũ, năng suất và chất lượng thấp sang cây trồng khác, đặc biệt chuyển đổi sang cây ăn quả tại các tỉnh miền núi phía Bắc.
Trái ngược với diện tích, năng suất chè tăng từ 85,9 tạ/ha lên 100,3 tạ/ha trong khoảng thời gian này, do thay đổi cơ cấu giống và kỹ thuật canh tác. Nhờ đó, cây chè vẫn ghi nhận sự tăng trưởng trong giá trị xuất khẩu.
Trong tháng 9/2024, Việt Nam xuất khẩu 15 nghìn tấn chè, đem về 26 triệu USD, tăng 39,1% về lượng và tăng 39,3% về giá trị so với tháng 8/2024.
Luỹ kế 9 tháng năm 2024, xuất khẩu chè đạt 108 nghìn tấn và 189 triệu USD; tăng 31,9% về lượng và tăng 34,2% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.
Ông Hoàng Vĩnh Long, Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam cho biết Việt Nam là một nước sản xuất và xuất khẩu chè đứng thứ 5 trên thế giới. Chè Việt Nam đã có mặt tại hơn 70 quốc gia vùng lãnh thổ.
“Điểm mạnh của Việt Nam là thổ nhưỡng khí hậu rất phù hợp với sự phát triển của cây chè. Việt Nam có nhiều vùng chè đặc sản, chất lượng cao như Thái Nguyên, Sơn La, Lâm Đồng. Đặc biệt Việt Nam còn sở hữu gần 20.000 ha chè Shan rừng. Nhiều vùng chè Shan cổ thụ hàng trăm năm tuổi cho chất lượng cao như Suối Giàng Yên Bái, Hà Giang, Tà Xùa - Sơn La... Theo đánh giá của các chuyên gia và người tiêu dùng quốc tế, chất lượng sản phẩm chè Việt Nam không thua kém bất kỳ quốc gia sản xuất chè nào trên thế giới”, ông Long khẳng định.
Gỡ nút thắt xuất khẩu giá rẻ
Mặc dù sở hữu nhiều tiềm năng, giá chè Việt Nam xuất khẩu ra thị trường quốc tế vẫn còn thấp. Theo ước tính, giá chè xuất khẩu bình quân của Việt Nam chỉ bằng 65% giá bình quân của các nước hàng đầu về xuất khẩu chè và chỉ bằng 55% giá chè xuất khẩu bình quân của Ấn Độ và Sri Lanka.
Thời gian qua, Việt Nam xuất khẩu chè ở giá trung bình là 1,7 USD/kg trong khi giá trung bình của thế giới là 2,6 USD/kg.
Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam, ông Hoàng Vĩnh Long cho biết nút thắt giá rẻ xuất phát từ tình trạng “dễ mua, dễ bán” của nhiều doanh nghiệp trong ngành. “Thái độ mua bán dễ dãi khiến họ không trau chuốt, làm mới, đẩy ngành chè vào bẫy giá rẻ của thế giới”, ông nói.
Cũng theo ông, trong một thời gian dài, ngành chè đối diện với tình trạng sản xuất manh mún, đầu tư nhỏ lẻ, chắp vá. Thời kỳ thị trường sôi động, các xưởng sản xuất “mini” nổ ra, có tỉnh lên tới 100 xưởng sản xuất chè, dẫn tới tình trạng tranh mua, tranh bán, dìm giá lẫn nhau.
“Chúng ta phải tạo được liên kết sản xuất, hình thành vùng nguyên liệu chất lượng thì mới nâng cao giá bán lên được. Cứ dìm nhau, phân tán, phân chia thị trường thì không thể thoát ra khỏi bẫy giá rẻ của thế giới”, đại diện Hiệp hội Chè Việt Nam cho biết.
Diễn đàn kết nối sản xuất và tiêu thụ chè chất lượng cao tổ chức tại Phú Thọ. Ảnh: Nông nghiệp Việt Nam. |
Về phía doanh nghiệp, ông Đoàn Anh Tuân, Giám đốc Công ty TNHH Thế hệ mới, đơn vị sở hữu thương hiệu trà Cozy, nhấn mạnh vào vấn đề thay đổi tư duy để đưa ngành chè thoái bẫy giá rẻ. Ông quan niệm, cây chè không còn là cây xóa đói giảm nghèo, mà đã trở thành cây làm giàu. Ngành chè không nên chạy theo sản xuất giá rẻ, tập trung vào số lượng, vì chi phí nhân công trong ngành ngày càng gia tăng; người lao động có nhiều cơ hội việc làm tại các khu công nghiệp nên không còn chấp nhận thu nhập thấp.
Ông Đoàn Anh Tuân cũng chia sẻ câu chuyện thực tế của doanh nghiệp mình trong ngành xuất khẩu chè. Sau nhiều năm nằm trong top doanh nghiệp xuất khẩu chè lớn nhất Việt Nam, nhưng chủ yếu là xuất thô, ông Tuân nhận ra “mình đang bán sức lao động, bán tài nguyên đất nước rẻ mạt”, và ông quyết tâm thay đổi.
Doanh nghiệp giảm hẳn xuất khẩu thô, tập trung nâng cao giá trị gia tăng bằng cách đầu tư máy móc hiện đại để sản xuất trà túi lọc, trà hòa tan, trà đóng chai,...Vùng nguyên liệu chè được phát triển theo hướng hữu cơ, dùng máy hái thay thế cho sức người. Ông tự hào cho biết trà Cozy đang bán rất tốt tại thị trường châu Âu, “sang Đức, Séc, Hà Lan, trà Cozy bạt ngàn”.
“Quan điểm của tôi là phải thay đổi cách tư duy, gắn với thị trường, bán cái thị trường cần. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần đẩy mạnh marketing, ví dụ như Lipton, họ không sản xuất chè nhưng họ mua chè khắp thế giới, sau đó bán lại cho người Việt Nam với giá cao. Nếu chúng ta có thể quảng bá chè Việt Nam như cách chúng ta quảng bá nem, bún chả, ví dụ ông Obama sang, chúng ta mời ăn bún chả rồi uống cốc nước chè, thì ngành chè Việt Nam sẽ phát triển nhanh trên thế giới”, đại diện thương hiệu chè Cozy chia sẻ.
-
Thương mại điện tử xuyên biên giới mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp ngành gỗ -
Năm 2024, Việt Nam chi khoảng 1,7 tỷ USD nhập khẩu thịt và phụ phẩm -
Giao dịch hàng hóa và dịch vụ toàn cầu năm 2024 sẽ đạt 33.000 tỷ USD -
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,8% sau 11 tháng năm 2024
-
Thương mại Việt Nam - Trung Quốc 11 tháng vượt 185 tỷ USD -
Xuất khẩu gạo Việt Nam cán mốc 5,31 tỷ USD -
Thăng hạng năng lực cung ứng của doanh nghiệp Việt -
Trái cây Việt Nam dần chiếm lĩnh thị trường thế giới, tính phương án phát triển bền vững -
Gỡ thách thức, đẩy mạnh xuất khẩu sang Hoa Kỳ trong năm 2025 -
7 ngành hàng xuất khẩu lớn nhất mang về doanh thu 246 tỷ USD -
CPI tháng 11/2024 tăng 0,13%
- Việt Nam tham gia hợp tác nhân giống cà phê robusta toàn cầu
- FPT và RWE hợp tác thúc đẩy tầm nhìn chung về chuyển đổi năng lượng xanh
- Ghi âm trong quá trình tư vấn bảo hiểm tại MAP Life: Minh bạch để bảo vệ quyền lợi khách hàng
- Quỹ đầu tư Princeton đến Tập đoàn Ngân Tín tìm kiếm cơ hội hợp tác
- Bloom Beauty đưa dược mỹ phẩm hàng đầu Hoa Kỳ về Việt Nam
- Công ty Cổ phần Thép Nam Kim (Mã chứng khoán: NKG) thông báo chào bán cổ phiếu ra công chúng