Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 28 tháng 03 năm 2024,
Go-Viet chiếm 10% thị phần TP.HCM, Grab thử nghiệm dịch vụ GrabFood tại Hà Nội
Hồng Phúc - 05/09/2018 08:20
 
Sau lần đầu triển khai dịch vụ giao nhận thức ăn - GrabFood tại TP.HCM 3 tháng trước, Grab sẽ áp dụng dịch vụ này tại 4 quận TP. Hà Nội (Hoàn Kiếm, Đống Đa, Cầu Giấy và Hai Bà Trưng), từ hôm nay, 5/9.

Không chia sẻ những số liệu về kết quả dịch vụ GrabFood trong 3 tháng qua tại TP.HCM, Grab chỉ cho biết, họ là nhân tố thúc đẩy doanh thu cho các đối tác kinh doanh nhờ việc đưa nhà hàng lên trực tuyến, từ đó tiếp cận được nhiều khách hàng hơn và nhận được nhiều đơn hàng hơn. Cùng với đó là tăng thu nhập với nhóm tài xế cũng như tiện lợi cho khách hàng khi đặt món.

Grab xem GrabFood là bước phát triển quan trọng tiếp theo để hướng đến mục tiêu trở thành siêu ứng dụng thông qua các dịch vụ kết nối di chuyển, giao nhận thức ăn, hàng hóa và đặc biệt thanh toán không dùng tiền mặt cũng như các dịch vụ tài chính chỉ một ứng dụng Grab.

.
.

Theo một bài viết một tháng trước trên LinkedIn của ông Andre Soelistyo, Chủ tịch Go-Jek (đơn vị cung cấp công nghệ, tài chính và chuyên gia cho Go-Viet), trong 3 ngày từ khi ra mắt thị trường, Go-Viet đã chiếm tới 10% thị phần tại TP.HCM. Đồng thời, hiện tại, thị phần nằm trong tay Go-Viet đã lên tới 15% và công ty đang có kế hoạch chuẩn bị tiến ra Hà Nội vào tháng 9 tới.

Thái Lan, Singapore và Philippines đang được Go-Jek cân nhắc xuất hiện.

Hiện, Grab đang có 135.000 đối tác tài xế tại Việt Nam và trên 7,1 triệu đối tác tài xế, giao nhận, kinh doanh và đại lý tại 225 thành phố trên 8 quốc gia trong khu vực. Họ đã kết nối 2 tỉ chuyến xe tính đến 07/07/2018 và khẳng định sẽ trở thành công ty Đông Nam Á đầu tiên đạt doanh thu 1 tỉ USD trong năm nay.

Grab platform là nền tảng mà Grab gọi là “siêu ứng dụng” để “bao vây” người dùng với mọi dịch vụ từ đặt xe, giao hàng trong 1 giờ, nạp tiền,…và cung cấp các gói vay cũng như các hoạt động tài chính khác. Nhưng, tất cả dịch vụ trên sẽ tiến đến và sẽ phải thanh toán qua GrabPay- ví điện tử mà start-up này muốn sử dụng cho việc chiếm lĩnh phần lớn thị trường thanh toán không tiền mặt khoảng 500 tỷ USD trong Đông Nam Á.

Grab luôn có sẵn những kế hoạch thâu tóm hay nói theo cách hoa mỹ là mua lại để bổ sung vào hệ sinh thái của mình. Theo bài viết đăng trên Reuters, ba năm tới, công ty công nghệ này sẽ đầu tư 250 triệu USD cho các start-up trong lĩnh vực giao hành, thanh toán trực tuyến,… tại Indonesia- quốc gia mà đối thủ Go-Jek đang giành được nhiều niềm tin của người địa phương.

Grab cũng từng chi không dưới 100 triệu USD thâu tóm nền tảng thương mại điện tử Kudo tại Indonesia. Go-Jek cũng không kém cạnh “đàn em” khi mua lại một số cổng thanh toán như Kartuku, Mapan và Midtrans để mọi dịch vụ cần được thanh toán qua Go-Pay.

Việc triển khai nhiều dịch vụ, thu hút người dùng,…hướng đến việc sở hữu nguồn dữ liệu lớn với hàng chục triệu người dùng tại mỗi quốc gia.

Không thể phủ nhận vẻ đẹp của dữ liệu lớn (big data) sau khi đươc phân tích không dừng ở mức hiểu rõ mọi thứ về người dùng mà còn có khả năng tạo thêm nhu cầu kích thích họ sử dụng trong tương lai.

“Khi một công ty đã có thể xây dựng được một hệ sinh thái riêng cho người dùng, công ty đó không chỉ phục vụ khách hàng tốt hơn, mà còn có thể “kiểm soát” khách hàng của họ tốt hơn”, ông Nguyễn Xuân Hải, Giáo sư dự khuyết Đại học Trung Hoa chia sẻ và cho rằng, việc thu thập, phân tích và tận dụng dữ liệu người dùng đang đem lại lợi nhuận lớn hơn bất kì một ngành nghề nào khác. Đây cũng là lí giải vì sao các công ty công nghệ liên tục đề cập đến cụm từ “siêu ứng dụng”.

Grab và Go-Jek đều có những lý luận riêng để cho rằng, họ đang nắm thị phần gọi xe chi phối.

Trong khi Ridzki Kramadibrata, giám đốc điều hành Grab tại Indonesia nói, ứng dụng này đang nắm 65% thị phần tại Indonesia, hiện diện tại 137 thành phố thay vì khoảng 50 thành phố của Go-Jek. Còn Nadiem Makarim CEO Go-Jek, lại khẳng định họ đang dẫn đầu thị trường, khi xử lý hơn 100 triệu giao dịch cho 20-25 triệu người dùng tại quốc gia có trên 267 triệu dân này.

Ứng dụng gọi xe Việt - đối thủ của Grab nhận khoản đầu tư chiến lược từ VinaCapital
FastGo, ứng dụng gọi xe của Việt Nam, một trong những đối thủ của Grab, vừa chính thức nhận khoản đầu tư chiến lược từ quỹ đầu tư...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư