Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 25 tháng 04 năm 2024,
Gỡ vướng cơ chế để không thiếu thuốc chữa bệnh
Dương Ngân - 30/05/2023 14:20
 
Dù nhiều giải pháp đã được đưa ra, nhưng thuốc chữa bệnh vẫn thiếu, khiến sức khỏe và tính mạng của người dân đối diện với nhiều nguy cơ, đòi hỏi cần nhanh chóng có giải pháp tháo gỡ.
TIN LIÊN QUAN
Tình trạng thiếu thuốc, hóa chất đang ảnh hưởng rất lớn đến công tác điều trị và khám, chữa bệnh
Tình trạng thiếu thuốc, hóa chất đang ảnh hưởng rất lớn đến công tác điều trị và khám, chữa bệnh

Bệnh nhân không kịp chờ thuốc hiếm

Thời điểm giữa tháng 5, TP.HCM có 7 bệnh nhân nhập viện do ngộ độc botulinum. Trong số đó, có 3 bệnh nhi may mắn được sử dụng thuốc giải độc (BAT đặc hiệu); 4 người còn lại mòn mỏi chờ thuốc. Tình trạng khẩn cấp này buộc các cơ sở y tế phải “kêu cứu”.

Gần một tuần sau lời kêu cứu ấy, Bộ Y tế làm việc với đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam và 1 ngày sau, 6 lọ thuốc giải độc được WHO viện trợ đã về tới Việt Nam. Tuy vậy, một bệnh nhân không kịp chờ thuốc đã tử vong, 3 bệnh nhân còn lại bị liệt hoàn toàn, thuốc giải độc cũng không có tác dụng vì đã quá thời gian chỉ định dùng thuốc.

Được biết, tháng 8/2020, sau khi sử dụng 2 lọ thuốc giải độc được chuyển từ kho dự trữ chiến lược quốc gia của Thái Lan để cứu 2 bệnh nhân ngộ độc botulinum do sử dụng pate Minh Chay, Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) đã đề nghị, Việt Nam cần có kho dự trữ thuốc hiếm quốc gia. Để cơ chế được bền vững, thì thuốc cần được bảo hiểm y tế chi trả. Đến nay, đề xuất này vẫn chưa được thực hiện.

PGS-TS. Phạm Khánh Phong Lan, đại biểu Quốc hội, Trưởng ban Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM cùng nhiều chuyên gia đã liên tục nêu ý kiến về việc cần có trung tâm dự trữ thuốc hiếm cấp quốc gia nhằm ứng phó trong tình huống phát sinh ca ngộ độc.

“Chúng tôi đã đề nghị rất nhiều lần phải thành lập trung tâm dự trữ quốc gia. Sau đó, đưa các loại thuốc, vắc-xin cần thiết vào danh mục dự trữ quốc gia để chủ động hơn trong các tình huống cấp bách”, bà Phạm Khánh Phong Lan cho biết.

Không chỉ thiếu thuốc giải độc BAT, tại TP.HCM, các bệnh viện mắt, da liễu, huyết học đang thiếu một số thuốc hiếm trong thời gian dài vì không có nhà cung ứng. 

Đại diện Sở Y tế TP.HCM cho biết, để đáp ứng nhu cầu điều trị, các bệnh viện đã sử dụng phác đồ thay thế, nhưng bệnh nhân phải chi trả giá thuốc cao hoặc không được bảo hiểm y tế thanh toán. Đối với một số thuốc hiếm hoặc thuốc phát sinh đột xuất trong trường hợp cấp cứu, nguồn cung ứng là vấn đề rất nan giải.

Ngoài các loại thuốc trên, tình trạng thiếu thuốc điều trị bệnh lý tim mạch, tiểu đường, huyết áp, ung thư, ngay cả vắc-xin, thuốc điều trị dịch bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết&hel

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư