-
Góc nhìn TTCK tuần cuối năm 2024: Chỉ số VN-Index có thể tăng lên vùng quanh 1.270 điểm -
Hậu non-prefunding, VCI báo cáo một nhà đầu tư ngoại mua cổ phiếu FPT không thanh toán -
Kỳ vọng VN-Index vượt 1.400 điểm trong năm 2025 -
BIDV sắp phát hành gần 1,2 tỷ cổ phiếu trả cổ tức -
VN-Index tăng nhẹ phiên cuối tuần, lên hơn 1.257 điểm -
Công ty liên quan đến Chủ tịch Hà Quang Tuấn muốn rút toàn bộ vốn góp tại Hanoimilk
Hơn 140 mã sàn, VN-Index mất mốc 1.200 điểm
Sau 2 tuần kiểm định vùng cân bằng, VN-Index đảo chiều tâm lý, lực bán ròng của nhà đầu tư cá nhân cộng tới tâm lý hoảng loạn cuối phiên ngày 18/8 đã khiến cho VN-Index quay đầu thủng mốc 1.200 điểm. Sau nhiều tháng VN-Index đã xuất hiện mức giảm 4.5%, đóng cửa tuần ở mốc 1.277,74 điểm.
Tính riêng ngày 18/8, VN-Index đã có hơn 1,58 tỷ cổ phiếu được sang tay theo hình thức khớp lệnh, tương đương giá trị khoảng 34.700 tỷ đồng.
Diễn biến ở khối ngoại và tự doanh trong tuần qua có nhiều bất ngờ. Trong phiên giao dịch đầu tuần, khi thị trường hưng phấn nhờ việc VinFast có màn “chào sân” thành công trên Nasdaq, thì tại Việt Nam, khối ngoại bán ròng hơn 951 tỷ đồng, tự doanh bán ròng hơn 97 tỷ đồng. Ngược lại, trong phiên hoảng loạn ngày 18/8, khi các nhà đầu tư cá nhân xuất hiện tâm lý bán tháo thì khối ngoại mua ròng trở lại với giá trị lên tới hơn 428 tỷ đồng, đặc biệt tự doanh mua ròng hơn 1.146 tỷ đồng.
Nguồn: FiinPro |
Trong đó, các cổ phiếu được khối ngoại mua ròng nhiều nhất trong tuần là CTG, VRE, VNM, HPG và VIC. Tính riêng phiên cuối tuần, các cổ phiếu được khối ngoại gom nhiều nhất là VNM với giá trị đạt 187,97 tỷ đồng, tương đương khối lượng 2,54 triệu cổ phiếu; CTG cũng được mua ròng 4,92 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị 156 tỷ đồng.
Đứng ở vị trí tiếp theo là cặp đôi nhà Vingroup, gồm VHM được mua ròng 146,53 tỷ đồng (2,49 triệu cổ phiếu) và VRE được mua ròng 103,45 tỷ đồng (3,49 triệu cổ phiếu). Ở chiều ngược lại, cổ phiếu DGC bị bán ròng mạnh nhất với giá trị đạt 48,59 tỷ đồng, tương đương hơn 670.000 cổ phiếu.
Nguồn: FiinPro |
Top các cổ phiếu được tự doanh mua ròng nhiều nhất là VNM, VIC, CTG, STB và EIB. Tính riêng phiên giao dịch ngày 18/8, dự doanh mua ròng mạnh nhất cổ phiếu VIC với giá trị lên tới hơn 148 tỷ đồng, VNM giá trị hơn 147 tỷ Đồng. Ở chiều ngược lại, tự doanh bán ròng mạnh cổ phiếu SSI gần 50 tỷ đồng.
Tỷ giá lại “nóng”
Tuần qua, tỷ giá USD/VND đã "nóng" trở lại. Đà tăng mới của tỷ giá USD/VND đã xác định sau lần hạ lãi suất điều hành lần thứ 4 ngày 19/6 của Ngân hàng Nhà nước. Đặc biệt, trong tuần qua, đã có thời điểm tỷ giá trung tâm USD/VND được xác định ở mức 23.931 VND/USD. Với biên độ 5%, hiện tỷ giá USD các ngân hàng thương mại (NHTM) được phép giao dịch là từ 22.734 - 25.127 VND/USD. Điều này làm dấy lên sự lo ngại về tình hình xuất nhập khẩu trong nước và sự rút lui của dòng vốn ngoại trong nền kinh tế.
Nguồn: Wichart |
Tuy nhiên, chuyên gia Phòng Môi giới Năng động ABS, CTCK Vietcap cho rằng, tỷ giá tăng mạnh trong giai đoạn hiện nay chỉ là rủi ro trong ngắn hạn. Nguyên nhân chính cho hiện tượng này là sự chênh lệch lãi suất điều hành giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Và để khắc phục những vấn đề ngắn hạn, Ngân hàng Nhà nước đang có đầy đủ “vũ khí” trong tay để xử lý. Cụ thể trong 7 tháng đầu năm, Việt Nam duy trì mức thặng dư thương mại lớn là 16,2 tỷ USD; mức FDI tăng trở lại, đạt mức 11,58 tỷ USD. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB), với những động lực hỗ trợ từ cán cân thương mại và FDI, dự trữ ngoại hối đã đạt mức 88,7 tỷ USD (tương đương 3,3 tháng nhập khẩu) vào cuối quý I và tiếp tục tăng lên vào quý II.
Vì vậy, mặc dù áp lực lên VND đã tăng, nhưng không gây áp lực lên ổn định kinh tế vĩ mô trong dài hạn. Cho nên, khả năng đảo chiều chính sách tiền tệ trong ngắn hạn là gần như không thể xảy ra.
Tuy nhiên, chuyên gia Phòng Môi giới Năng động ABS, CTCK Vietcap cũng cho rằng, việc tỷ giá tăng nóng trở lại sẽ khiến Ngân hàng Nhà nước thận trọng hơn rất nhiều trong việc có tiếp tục hạ lãi suất điều hành hay không trong thời gian tới. Và Ngân hàng Nhà nước sẽ phải quan sát kỹ hơn động thái của các ngân hàng trung ương lớn như Fed, ECB, BoE hay PBOC để linh hoạt trong chính sách điều hành lãi suất và tỷ giá cho đến cuối năm nay.
Đánh giá tác động tới thị trường chứng khoán, chuyên gia Phòng Môi giới Năng động ABS, CTCK Vietcap cho rằng, trong giai đoạn này, tỷ giá không có tính tương quan trực tiếp tới thị trường chứng khoán Việt Nam. Mà yếu tố tác động chính đến từ việc kỳ vọng có hay không việc hạ lãi suất của Ngân hàng Nhà nước. Điều này được hiểu rằng, kỳ vọng của việc tiếp tục hạ lãi suất điều hành để làm động lực tăng trưởng cho thị trường chứng khoán giai đoạn này có thể sẽ phải chững lại và quan sát. Sự nghi ngờ và hiện tượng bán hàng, chốt lời để chờ “giá tốt” sẽ xuất hiện. Và thực thế điều này đã xuất hiện ngay trong phiên giao dịch ngày 18/8 vừa qua.
Trung Quốc hạ lãi suất, lo nhưng chưa quá đáng sợ
Nhìn ra thế giới, ngày 15/8, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) bất ngờ hạ lãi suất điều hành, với mức hạ mạnh nhất kể từ năm 2020, để vực dậy nền kinh tế đang bị rủi ro bủa vây tứ phía, từ thị trường bất động sản chìm trong khủng hoảng cho tới tiêu dùng suy yếu. Cụ thể, đối với công cụ cho vay trung hạn (MLF) thời hạn một năm từ 2,65% xuống 2,5%.
PBoC thực hiện động thái trên sau khi Cục Thống kê Trung Quốc công bố loạt dữ liệu tháng 7 gây thất vọng. Sản lượng công nghiệp tăng 3,7% so với một năm trước đó, thấp hơn rõ rệt ước tính của các nhà phân tích là 4,4%. Tốc độ tăng trưởng của doanh số bán lẻ tháng 7 cũng chậm lại còn 2,5%. Quan trọng nhất là việc suy giảm niềm tin tiêu dùng khiến CPI tháng 7 giảm 0,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Khiến cho Trung Quốc chính thức rơi vào giảm phát.
Trung Quốc đang đứng trước nhiều “cơn gió ngược” cản đà tăng trưởng, buộc lòng các nhà điều hành vĩ mô Trung Quốc phải cân nhắc rất kỹ giữa những vấn đề tăng trưởng, nợ và sự mất giá của đồng Nhân dân tệ. Động thái hạ lãi suất mới đây của PBoC cho thấy các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đang lo ngại về triển vọng ngày càng xấu của nền kinh tế, nhất là trong lĩnh vực bất động sản khi mới đây tập đoàn Evergrande đã chính thức nộp đơn yêu cầu phá sản ra Tòa án và sự khó khăn của Country Garden.
Trung Quốc rơi vào giảm phát là mối lo ngại không chỉ riêng với quốc gia này mà đó là “vấn đề” với toàn thế giới, đặc biệt là những quốc gia láng giềng có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn như Việt Nam. Việc CPI lần đầu tăng trưởng âm trong tháng 7 khiến giới chuyên gia trở nên lo ngại về việc nền kinh tế số 2 thế giới rơi vào giảm phát, nghiêm trọng hơn là suy thoái.
Lạm phát lõi Trung Quốc - Nguồn: TradingEconomics |
Tuy nhiên, chuyên gia P{hòng Môi giới Năng động ABS, CTCK Vietcap cho rằng, việc nhận định rủi ro trung và dài hạn ở Trung Quốc lúc này còn quá sớm. Nếu chỉ nhìn vào chỉ số giá tiêu dùng, dù CPI giảm 0,3% trong năm nay tính đến tháng 7 nguyên nhân chính là do một số loại mặt hàng - đặc biệt là thịt lợn, giảm 26% trong 12 tháng qua, không tăng so với năm 2022. Nếu loại trừ các mặt hàng giá biến động mạnh theo mùa vụ như năng lượng, nhiên liệu, lương thực, thực phẩm thì lạm phát lõi của Trung Quốc vẫn tăng từ 0,4% trong tháng 6 lên 0,8% trong tháng 7. Điều đó cho thấy tình trạng giảm phát ở Trung Quốc tính tới lúc này những biểu hiện chỉ trong ngắn hạn và khả năng rất cao là sẽ không kéo dài. Chính vì vậy, thế giới cần tiếp tục quan sát các số liệu kinh tế của Trung Quốc trong tháng 8 để có những sách lược ứng phó phù hợp.
Tín hiệu kỹ thuật đảo chiều, cơ hội để nhà đầu tư hành động
Chuyên gia Phòng Môi giới Năng động ABS đã nhận định vào tuần trước, việc đoán thị trường gần như là không thể trong giai đoạn dòng tiền lớn vẫn đang quay trong thị trường. Nhưng khi thị trường bước vào nhịp điều chỉnh thì cơ hội cho những nhà đầu tư đã xuất hiện, bất chấp việc tín hiệu kỹ thuật đã xác định sự đảo chiều giảm điểm của VN-Index.
Nguồn: FireAnt |
Theo công cụ Fibonacci thoái lui, mức hỗ trợ gần nhất của VN-Index sẽ là 1.160 điểm và 1.135 điểm. Với phiên giảm điểm mạnh với mức giảm tới 4,5% với hơn 140 mã giảm sàn, cộng với việc 2 tháng tăng điểm liên tục khiến tỷ lệ dùng margin của nhà đầu tư đã tăng trở lại cho nên việc xác định lại điểm cân bằng ngắn hạn sẽ mất vài phiên giao dịch vì khả năng cao sẽ có một số lượng nhà đầu tư bị bán giải chấp vì chạm ngưỡng kỹ quỹ khiến thị trường tiếp tục giảm điểm trong một vài phiên sắp tới.
Chính vì vậy, chuyên gia Phòng Môi giới Năng động ABS, CTCK Vietcap cho rằng, mặc dù cơ hội giải ngân đã xuất hiện, nhưng chiến lược “gom hàng” trong giai đoạn này cần phải chậm rãi, chia nhỏ lệnh và giải ngân dần dần để có giá vốn tối ưu.
Như đã đề cập, niềm tin nhà đầu tư trong tuần vừa qua đã phần nào bị lung lay về câu chuyện áp lực tỷ giá khiến cho khả năng SBV xem xét tiếp tục hạ lãi suất trở nên cẩn trọng hơn. Nhưng một thực tế không thể thay đổi là lãi suất điều hành ở Việt Nam đã rất thấp, khiến cho lãi suất huy động của ngân hàng cũng đã giảm rất mạnh so với đầu năm. Chính vì vậy, dòng tiền từ các nhà đầu tư cá nhân, nhỏ lẻ chưa có động lực để rời khỏi thị trường chứng khoán trong giai đoạn hiện tại, đặc biệt trong bối cảnh thị trường bất động sản còn đang gặp rất nhiều khó khăn và một tài sản trú ẩn khác là vàng cũng không có dấu hiệu tích cực trong thời gian vừa qua.
Chính vì vậy, cơ hội vẫn còn trên thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư nên bình tĩnh hành động trước sự hoảng loạn của đám đông. Tiếp tục để mặt đến những cổ phiếu có nền cơ bản kinh doanh tốt, được ủng hộ tích cực bởi chính sách điều hành vĩ mô và tình hình thế giới. Điển hình nhóm nông nghiệp (LTG), phân bón (DCM, DPM), hàng tiêu dùng (VNM, MSN) và bán lẻ (DGW, MWG).
-
VN-Index tăng nhẹ phiên cuối tuần, lên hơn 1.257 điểm -
Công ty liên quan đến Chủ tịch Hà Quang Tuấn muốn rút toàn bộ vốn góp tại Hanoimilk -
Cổ phiếu Yeah1 tăng trần 4 phiên liên tiếp -
Nợ thuế trên 50 triệu đồng trong 120 ngày có thể bị tạm hoãn xuất cảnh -
Quỹ Phần Lan tiếp tục gom thành công cổ phiếu Haxaco -
Tâm lý bi quan bao trùm, VN-Index giảm hơn 11 điểm phiên 19/12 -
Săn tìm cổ phiếu “ngôi sao” năm 2025
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/12 -
2 Làm rõ quy mô đầu tư cao tốc Nha Trang - Liên Khương trị giá 25.058 tỷ đồng -
3 Liên danh CRBC - CT Group đề xuất đầu tư dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài -
4 Hoàn thiện cơ chế cho trung tâm tài chính quốc tế -
5 Liên doanh Cảng Quốc tế Mỹ Thuỷ đề xuất 8 dự án tại Quảng Trị
- Vinamilk đồng hành cùng các đội Robotacon Việt Nam tỏa sáng tại đấu trường quốc tế
- Conic Boulevard bùng nổ giao dịch tại lễ mở bán
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank