Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 21 tháng 11 năm 2024,
Góc nhìn TTCK tuần 21-25/2/2022: Cổ phiếu bất động sản, ngân hàng thay nhau dẫn dắt thị trường
Phan Hằng - 20/02/2022 10:33
 
Trong những thời điểm thị trường xu hướng tăng thì 2 dòng cổ phiếu này thường thay thế nhau (vốn hoá lớn nhất và không hấp thụ dòng tiền cùng lúc).

Thị trường vài tuần qua chứng kiến không có dòng cổ phiếu nào dẫn dắt thị trường, mà tốc độ luân chuyển dòng tiền diễn ra khá nhanh. Nguyên nhân được nhiều chuyên gia lý giải trước đó: là tâm lý “ăn chơi hết tháng Giêng” và tâm lý quan sát, chờ đợi những rủi ro ngắn hạn như vấn đề về Fed, về căng thẳng Nga - Ukraina…

Ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Phân tích CTCK Yuanta Việt Nam cho biết thêm, dòng tiền lớn không sợ các sự kiện trên, nhưng họ chờ đợi thị trường phản ánh các thông tin này mới cân nhắc quay lại. Chính vì vậy, thanh khoản thấp hơn tuần trước tết và hầu như chỉ có dòng tiền nhà đầu tư cá nhân tham gia nên có sự luân chuyển nhanh qua nhóm ngành, chưa bền. Cứ nhóm cổ phiếu ngân hàng, bất động sản thay phiên nhau trong 2 tuần qua.

Nhìn lại giá trị giao dịch trung bình/phiên của tháng 11/2021 trên HoSE đến nay cũng cho thẩy thanh khoản đang giảm dần. Cụ thể, tháng 11, con số này là 32.479 tỷ đồng, tháng 12 là 27.079 tỷ đồng (trong đó có phiên giao dịch kỷ lục trên 45.371 tỷ đồng). Bước sang tháng 1/2022, con số này là 27.569 tỷ đồng. Riêng các tuần sau Tết đến nay, thường duy trì ở mức quanh 21.000 tỷ đồng. 

Theo quan điểm của ông Quản Trọng Thành, Giám đốc Phân tích CTCK Maybank Investment Bank chia sẻ thẳng thắn mức thanh khoản 1,5 tỷ USD/ngày giai đoạn đỉnh cao là khó duy trì đều trong năm 2022, nhưng có thể ở mức 900 triệu USD – 1 tỷ USD/ngày. Một trong các lý do đó là nguồn gốc một phần dòng tiền trên thị trường đến từ những người chủ, từ doanh nghiệp chưa thể kinh doanh trong mùa dịch. 

Ghi nhận nhiều tài khoản thuộc nhóm này đều có mức tối thiểu 20 tỷ đồng/tài khoản. 

Mùa BCTC quý IV/2021 cũng cho thấy, rất nhiều doanh nghiệp trong quá trình lockdown, không thể triển khai hoạt động kinh doanh, đã sử dụng một phần nguồn vốn để đầu tư chứng khoán. Điển hình như VHC, SAM, NDN, PTC … và có nhiều doanh nghiệp ghi nhận lãi lớn từ đây. Dòng tiền này cũng được rút bớt ra một phần và tập trung lại cho hoạt động kinh doanh chính khi nền kinh tế đang hồi phục và sống chung với Covid-19. 

Vậy các yếu tố này liệu có làm cho tuần giao dịch tới đây cũng sẽ diễn ra tương tự?

Ông Minh đánh giá, thị trường sẽ là sideway up – kỳ vọng tăng nhiều hơn. Các sự kiện kể trên chưa ảnh hưởng mạnh trong tuần qua, nhưng dòng tiền chưa vào mạnh bởi tâm lý chờ giảm sâu, tiền lớn mới tham gia bắt đáy; hoặc phải có tín hiệu tăng mạnh, thậm chí vượt luôn đỉnh cũ 1.535 điểm thì hút mạnh tiền lớn tham gia. Khi đó, các dòng sẽ thay nhau dẫn dắt. 

Điểm chú ý, đầu năm thường dòng tiền khối ngoại sẽ tích cực hơn, đa phần mua ròng, ngoại trừ 2 năm Covid 2020-2021. Khối ngoại dẫn dắt, sau đó dòng tiền lớn sẽ nhập cuộc theo – qua đó dẫn dắt của thị trường. 

Ông Minh cho biết, khối ngoại hiện nay đang có xu hướng tích cực rồi, rục rịch mua ròng rồi ( không tính dòng tiền ETF (vì chiếm tỷ trọng nhỏ)), giá trị khớp lệnh liên tục thì cho tín hiệu này dù chưa mạnh. 

Kỳ vọng của ông Minh là khối ngoại mua ròng xuyên suốt quý 1, và giảm dần mua ròng, tới quý 3-4 thì bán ròng dần – như định kỳ các năm trước. 

Vậy tại sao năm 2020-2021 khối ngoại bán ròng miệt mài, thậm chí năm 2021, dòng tiền ngoại quay lại mua ròng ở một số thị trường Đông Nam Á, còn riêng Việt Nam vẫn bán ròng mạnh. Ông Minh cho rằng, không có lý do chính xác để diễn giải điều này, nhưng có một lý do quan trọng là họ không thể qua Việt Nam để thăm và gặp trực tiếp doanh nghiệp – để giải ngân mới, trong khi đó, với các nhà đầu tư nước ngoài đang sở hữu sẵn cổ phiếu mà giá tăng rất mạnh năm qua thì họ bán chốt lời, nên giá trị bán ròng tăng cao.

Với xu hướng thị trường như vậy, ông Minh cho rằng, dòng cổ phiếu dẫn dắt vẫn là 2 nhóm ngân hàng và bất động sản, nghiêng về bất động sản nhiều hơn cho tuần sau. Trong những thời điểm thị trường xu hướng tăng thì 2 dòng này thường thay thế nhau (vốn hoá lớn nhất và không hấp thụ dòng tiền cùng lúc). Nhà đầu tư lớn (50-100 tỷ đồng) cũng không hẳn mua và nắm giữ trong suốt chu kỳ đầu tư cổ phiếu, mà họ sử dụng chiến thuật, nắm giữ tỷ trọng lớn và vẫn trích một phần tiền để trading trên hàng có sẵn với giá vốn thấp, kiếm lời trong ngắn hạn. 

Với nhóm bất động sản tăng thì xây dựng có thể hưởng lợi. 

Không dẫn dắt vì vốn hoá nhỏ, nhưng có thể là nhóm hút dòng tiền là thực phẩm, tiêu dùng cá nhân  - nhờ đặc tính quý I thường là quý tăng trưởng tốt của nhóm này, tiêu dùng cũng dần hồi phục và định giá đang hấp dẫn - tiền chảy vào nhóm này khá ổn định thời gian qua.

Với dòng chứng khoán sẽ xu hướng đi lên, do thị trường chứng khoán vẫn tốt, nhưng ngắn hơi ắp lực vì 2 vấn đề là tăng vốn thì pha loãng khá nhiều. Trước thời diểm pha loãng thì nhà đầu tư e ngại hơn, e ngại cổ phiếu về tài khoản sẽ áp lực bán ra nên tâm lý nhà đầu tư là lựa chọn dòng có áp lực cung ít hơn. Và câu chuyện mới bắt đầu tăng vốn thì cổ phiếu mới tăng nhiều. Theo đó, quan điểm ông Minh cho dòng chứng khoán hiện nay là trung lập. 

Góc nhìn TTCK tuần 17-21/1: Dự báo nhiều cơ hội chọn lọc gia tăng cổ phiếu cơ bản
Tuần này dự kiến sẽ có nhiều cơ hội chọn lọc gia tăng các cổ phiếu cơ bản, đầu ngành. Xu hướng này cũng là điểm nhấn giao dịch trong tuần.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư