Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 24 tháng 04 năm 2024,
Góc nhìn TTCK tuần đầu tháng 3/3022: Giằng co tại 1.500 điểm để chờ cơ hội bứt phá
Phan Hằng - 27/02/2022 10:10
 
Trên góc độ kỹ thuật, VN-Index tuy mất ngưỡng tâm lý 1.500 điểm, nhưng đóng tuần trên vùng hỗ trợ 1.485-1490 điểm (MA20-50) cho thấy xu hướng tăng có đôi chút bị ảnh hưởng nhưng chưa đáng lo ngại.

Tuần 21 – 25/02, những thông tin liên quan đến chiến sự giữa Nga và Ukraina đã chi phối mạnh đến diễn biến của thị trường chứng khoán thế giới. Sự hoảng loạn đã xuất hiện trong phiên 24/02 khi chiến sự nóng lên, VN-Index cũng đã dao động mạnh trong phiên này, tuy nhiên, sau đó VN-Index đã ổn định trở lại. Chốt tuần tại 1.498 điểm, VN-Index chỉ giảm hơn 5,9 điểm (-0,4%).

Khối ngoại chỉ bán ròng nhẹ chưa đến 75 tỷ đồng, trong đó HDB là cổ phiếu bị bán ròng nhiều nhất với giá trị 216 tỷ đồng, tiếp theo là PLX với giá trị 160 tỷ đồng. Bên phía mua ròng, DXG được mua ròng nhiều nhất với giá trị 353 tỷ đồng.

Liên tiếp trong 2 tuần gần nhất, VN-Index đã duy trì trạng thái biến động nhẹ trong bối cảnh thị trường chứng khoán thế giới có phần hoảng loạn bởi lo ngại chiến tranh. Dù có tính ổn định cao trong thời gian gần đây nhưng CTCK Mirae Asset Việt Nam đánh giá thị trường chung đang trong giai đoạn biến động, ẩn chứa những rủi ro bất ngờ. Xu hướng ngắn hạn có thể xấu đi nhanh chóng chỉ sau vài phiên biến động mạnh.

Chuyên gia Công ty Chứng khoán SHS nhận định, lo ngại trước tình hình căng thẳng giữa Nga và Ukraina có thể gia tăng trong cuối tuần này, một bộ phận nhà đầu tư đã bán ra cổ phiếu trong phiên cuối tuần để giảm rủi ro cho việc nắm giữ sang tuần sau. Phản ứng này là điều tương đối dễ hiểu trong bối cảnh hiện tại. VN-Index (-0,4%) điều chỉnh nhẹ sau khi đã tăng ba tuần liên tiếp với thanh khoản được cải thiện tương tối tốt. Điều này có thể coi là một điểm tích cực, thể hiện việc dòng tiền đang có sự quay trở lại để hỗ trợ thị trường trong những thời điểm khó khăn. 

Trên góc độ kỹ thuật, VN-Index tuy đánh mất ngưỡng tâm lý 1.500 điểm, nhưng vẫn kết tuần trên vùng hỗ trợ 1.485-1.490 điểm (MA20-50) cho thấy xu hướng tăng có đôi chút bị ảnh hưởng nhưng vẫn chưa đáng lo ngại. 

Do đó, trong tuần giao dịch tiếp theo 28/2-4/3, VN-Index có thể sẽ giằng co và đi ngang quanh ngưỡng tâm lý 1.500 điểm để chờ cơ hội bứt phá trở lại. Nhà đầu tư đã tham gia mua vào trước Tết trong các phiên 12/1, 18/1 và 24/1 có thể tiếp tục nắm giữ danh mục hiện tại để hướng đến vùng kháng cự 1.530-1.550 điểm có thể đạt được trong thời gian tới. Trong kịch bản tiêu cực, nếu VN-Index giảm về vùng 1.425-1.450 điểm (đáy tháng 1/2022) thì có thể cân nhắc tăng tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục.

Ông Trịnh Duy Viết, Trưởng phòng Đầu tư cổ phiếu cho Quỹ HD Capital cho biết, thống kê cho thấy, tác động của các "cuộc chiến tranh quy ước" là rất ít tới thị trường chứng khoán toàn cầu. Những ảnh hưởng giảm điểm bởi tâm lý lo sợ chiến tranh trong 1-2 tuần đầu sẽ được tăng vượt mức trở lại trong khoản 1-3 tháng sau đó.

"Nhìn ở cuộc chiến Nga và Ukraina, chúng ta thấy tác động chính chủ yếu về mặt tâm lý, còn những tác động trực tiếp tới nền kinh tế Việt Nam như ảnh hưởng tới xuất nhập khẩu hay giá năng  lượng là không lớn. Cho dù là xét trên quy mô toàn cầu thì ảnh hưởng của hai quốc gia này cũng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong giao thương và ảnh hưởng đến giá nguyên liệu cũng sẽ được cân bằng trong thời gian ngắn", ông Viết đánh giá.

Do đó, trong ngắn hạn, ông Trịnh Duy Viết cho rằng, chiến tranh Nga-Ukraina không ảnh hưởng quá lớn tới thị trường chứng khoánViệt Nam, thị trường sẽ sớm về trạng thái cân bằng và tăng điểm sau đó. Tuy nhiên, trong thời gian tới nhà đầu tư cần bắt đầu chú ý hơn tới ba vấn đề chính, bao gồm:

Thứ nhất, tiếp tục quan sát cuộc chiến Nga-Ukraina xem có vượt khỏi phạm vi "cuộc chiến quy ước" hay không? Nếu vượt khỏi phạm vi này có thể sẽ là một rủi ro địa chính trị lớn hơn mà chúng ta cần đánh giá lại.

Thứ hai, sự đảo chiều chính sách của các quốc gia trên thế giới từ trạng thái "nới lỏng" sang "thắt chặt" dần. Đây là yếu tố cơ bản định hình phân bổ danh mục đầu tư của các tổ chức, định hình dòng tiền đầu tư gián tiếp giữa các quốc gia trong thời gian tới và tác động mạnh hơn tới thị trường chứng khoán Việt Nam.

Thứ ba, là những rủi ro đặc thù liên quan đến nợ ở quy mô doanh nghiệp hay quốc gia có thể xảy ra sau một thời gian cố chịu đựng và sự phục hồi kinh tế không đạt kỳ vọng.

Và những rủi ro có thể  ở trên ông Trịnh Duy Viết chưa thấy có dấu hiệu rõ ràng trước tháng 4/2022 và do đó vẫn đánh giá thị trường vẫn sẽ còn tiếp tục đi lên.

Đối với nhóm ngành đầu tư, ông Viết nhận thấy có những cơ hội lớn ở những ngành nghề hưởng lợi theo tính chất chu kỳ nhưng giá cổ phiếu chưa phản ánh quá nhiều như Vật liệu xây dựng với kỳ vọnghưởng lợi từ đầu tư công, bất động sản Khu Công nghiệp nhờ tăng tốc giải ngân FDI sau một thời gian dài bị lockdown, các cổ phiếu hưởng lợi từ mở cửa nền kinh tế.

Đặc biệt, ông Trịnh Duy Viết rất quan tâm tới nhóm cổ phiếu dầu khí nhờ giá dầu ổn định ở mức cao và khả năng đẩy mạnh triển khai một số dự án trọng điểm trong giai đoạn 2022-2024. Tuy nhiên, nhàđầu tư cần chú ý không nên quá đặt nặng biến động ngắn hạn của giá dầu mà nên tìm hiểu về vùng giá sinh lời của ngành để hạn chế ảnh hưởng tới tâm lý đầu tư;

Cuối cùng, một nhấn mạnh là thị trường chứng khoán luôn phản ứng rất nhanh với những cú sốc địa chính trị hay những sự kiện kinh tế lớn..., nhưng nếu nắm vững các cổ phiếu tăng  trưởng và có cơ cấu tài chính lành mạnh thì sẽ duy trì được mức sinh lợi vượt trội với các kênh đầu tư khác trong dài hạn, ông Trịnh Duy Viết nhận định.

Góc nhìn TTCK tuần 14-18/2/2022: Tích luỹ và phân hoá, chú ý sóng thép
Ngắn hạn thị trường vẫn đang trong giai đoạn định giá lại, tạo mặt bằng giá mới sau giai đoạn gia tăng mạnh của dòng tiền mới. Sóng thép...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư