Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 22 tháng 11 năm 2024,
Gọi vốn 388 triệu USD, Việt Nam lên top 3 hút vốn đầu tư vào fintech
Tú Ân - 13/11/2021 08:27
 
Với 3,5 tỷ USD, nguồn vốn đầu tư vào fintech đã đạt mốc kỷ lục mới tại khu vực Đông Nam Á

Theo Báo cáo FinTech ASEAN 2021 vừa được UOB, PwC Singapore và Hiệp hội Fintech Singapore (SFA) công bố, nguồn vốn đầu tư công nghệ tài chính (FinTech) 9 tháng đầu năm 2021 tại ASEAN đã đạt hơn 3,5 tỷ USD với 167 thương vụ, tăng hơn 3 lần so với năm 2020 và cũng là mức cao kỷ lục từ trước tới nay.

Theo đó, Singapore là quốc gia dẫn đầu, chiếm gần 49% tổng số thương vụ thông qua 6 vòng gọi vốn lớn tương đương trị giá 972 triệu USD.

Indonesia vẫn giữ vị trí thứ hai trong năm nay, thu về 904 triệu USD vốn tài trợ (26%).

Đứng thứ 3 là Việt Nam, chiếm 9%  trong tổng số 167 thương vụ, với số tiền tài trợ là 388 triệu USD. Trong đó, chỉ riêng 2 thương vụ lớn  vòng gọi vốn lớn 250 triệu USD vào VNPay và 100 triệu USD vào vòng gọi vốn Series D của MoMo đã chiếm 350 triệu USD.

Thương vụ trị giá 250 triệu USD tại VNPay đưa Việt Nam vào Top 3 gọi vốn vào Fintech.
Thương vụ trị giá 250 triệu USD tại VNPay đưa Việt Nam vào Top 3 gọi vốn vào fintech.

Theo báo cáo, thanh toán vẫn là danh mục fintech được tài trợ nhiều nhất ở ASEAN trong năm nay với 1,9 tỷ USD và tiếp tục chiếm phần lớn các công ty fintech ở hầu hết các quốc gia

Đáng chú ý là các khoản tiền được rót vào các công ty công nghệ đầu tư và tiền điện tử ở ASEAN đã có mức tăng trưởng mạnh nhất trong năm nay, đưa cả hai danh mục lên vị trí thứ hai và thứ ba tương ứng sau danh mục thanh toán.

Đây cũng là lần đầu tiên trong 6 năm, hoạt động cho vay thay thế đã bị vượt ra khỏi 3 vị trí hàng đầu về nguồn vốn đầu tư do người tiêu dùng ngày càng quan tâm nhiều hơn đối với các khoản đầu tư kỹ thuật số và tiền tệ kỹ thuật số.

So với năm 2020, vốn tài trợ cho các công ty công nghệ đầu tư đã tăng 6 lần lên mức 457 triệu USD trong năm nay, phù hợp với sự quan tâm ngày càng tăng của người tiêu dùng đối với việc sử dụng các công cụ quản lý tài sản và giao dịch kỹ thuật số. Theo một cuộc khảo sát do UOB, PwC và SFA thực hiện, 6 trong số 10 người tiêu dùng ASEAN đã sử dụng các công cụ kỹ thuật số như cố vấn robot và nền tảng môi giới trực tuyến cho nhu cầu đầu tư của họ.

Vốn tài trợ cho các công ty tiền điện tử đứng thứ 3 với 356 triệu USD khi họ thu hút được gấp 5 lần số tiền nhận được vào năm 2020. Với tỷ lệ 9/10 người bắt đầu hoặc có kế hoạch sử dụng tiền điện tử và tiền tệ kỹ thuật số của ngân hàng trung ương, thị phần của các công ty tiền điện tử trong khu vực dự kiến sẽ tăng lên khi các công ty FinTech trong lĩnh vực này thu hút sự quan tâm ngày càng tăng của người tiêu dùng.

MoMo hoàn tất vòng gọi vốn series D, dành 20% vốn mới cho quỹ đổi mới sáng tạo
Ngay tại sân khấu cách đây hơn 10 năm đã công bố thành lập ví điện tử, MoMo chính thức công bố vòng gọi vốn Series D với sự dẫn dẵn của...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư