Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Gửi tin nhắn, email, cuộc gọi "rác" có thể bị phạt đến 100 triệu đồng
 
Nghị định 91 về "Chống tinh nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác" quy định mức phạt tiền từ 5 triệu đến 100 triệu đồng tùy mức độ vi phạm.
Gui tin nhan, email, cuoc goi
Các cuộc gọi rác đang gây nhiều phiền toái với người dùng Việt Nam. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Ngày 1/10/2020, Nghị định 91/2020/NĐ-CP của Chính phủ về "Chống tinh nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác" chính thức có hiệu lực.

Nghị định 91 gồm nhiều quy định mới về các hành vi sai phạm và mức phạt hành chính kèm theo.

Điều 7, Nghị định 91 nêu rõ: “Danh sách không quảng cáo là tập hợp số điện thoại mà người có quyền sử dụng số điện thoại đó đã đăng ký không chấp nhận bất kỳ tin nhắn đăng ký quảng cáo, tin nhắn quảng cáo, cuộc gọi quảng cáo nào.”

Do đó, người quảng cáo hoặc các nhà mạng không được phép gọi điện thoại quảng cáo, gửi tin nhắn đăng ký quảng cáo, gửi tin nhắn quảng cáo tới bất kỳ số điện thoại nào trong danh sách không quảng cáo.

Khoản 3, Điều 13 của Nghị định 91 quy định, khi người sử dụng từ chối nhận quảng cáo hoặc không trả lời sau khi nhận quảng cáo đầu tiên, người quảng cáo không được phép gửi bất kỳ tin nhắn, cuộc gọi quảng cáo đến số điện thoại đó. Khoản 4, Điều 13 quy định thêm nếu trước đó đã được người sử dụng đồng ý nhận quảng cáo nhưng sau đó yêu cầu từ chối, người quảng cáo phải chấm dứt việc gửi quảng cáo.

Theo quy định tại khoản 5, 6, Điều 13, Nghị định 91, người làm dịch vụ quảng cáo phải lưu ý về tần suất, thời gian gửi tin nhắn, email, gọi điện quảng cáo, không được gửi quá 3 tin nhắn trong vòng 24 giờ, thời gian được gửi tin nhắn quảng cáo từ 7 giờ đến 22 giờ. Không được gọi quá một cuộc gọi quảng cáo trong vòng 24 giờ và chỉ được thực hiện trong khoảng thời gian từ 8 giờ đến 17 giờ.

Tin nhắn, thư điện tử (email) quảng cáo phải có thông tin giá cước. Khoản 2, Điều 14 và khoản 4, Điều 17 quy định, tin nhắn và thư điện tử quảng cáo đều phải cung cấp đầy đủ thông tin về giá cước, nếu quảng cáo cho dịch vụ có thu cước. Đồng thời, tin nhắn, thư điện tử phải đáp ứng các yêu cầu trước đây như là phải được gắn nhãn quảng cáo và phải có chức năng từ chối…

Quy định mọi cuộc gọi điện thoại quảng cáo, Điều 22 của Nghị đinh 91 nêu rõ phải có đầy đủ thông tin về người thực hiện cuộc gọi (gồm tên và địa chỉ), được giới thiệu đầu tiên trước khi cung cấp nội dung quảng cáo.

Trường hợp quảng cáo cho dịch vụ có thu cước, phải cung cấp đầy đủ thông tin về giá cước. Trong trường hợp người nghe từ chối nhận cuộc gọi, người quảng cáo phải chấm dứt ngay việc tiếp tục gọi điện thoại quảng cáo đến người đó.

Nghị định 91 quy định mức phạt tiền từ 5 triệu đến 100 triệu đồng tùy mức độ vi phạm trong việc nhắn tin, gọi điện, gửi thư điện tử rác. Trong đó, mức phạt từ 80-100 triệu đồng được áp dụng đối với hành vi gửi tin nhắn quảng cáo, gọi điện thoại quảng cáo đến các số điện thoại nằm trong danh sách không quảng cáo.

Nghị định cũng nêu rõ, tin nhắn quảng cáo mà không được sự đồng ý trước của người sử dụng hoặc tin nhắn quảng cáo vi phạm các quy định về gửi tin nhắn quảng cáo là tin nhắn rác.

Các tin nhắn vi phạm các nội dung bị cấm theo quy định tại Điều 9, Luật Giao dịch điện tử; Điều 12, Luật Công nghệ thông tin; Điều 12, Luật Viễn thông; Điều 8, Luật Quảng cáo; Điều 7, Luật An toàn thông tin mạng; Điều 8, Luật An ninh mạng cũng là tin nhắn rác.

Cuộc gọi điện thoại quảng cáo mà không được sự đồng ý trước của người sử dụng hoặc gọi điện thoại quảng cáo vi phạm các quy định về gọi điện thoại quảng cáo; gọi điện thoại vi phạm các nội dung bị cấm theo quy định tại Điều 9, Luật Giao dịch điện tử; Điều 12, Luật Công nghệ thông tin; Điều 12, Luật Viễn thông; Điều 8, Luật Quảng cáo; Điều 7, Luật An toàn thông tin mạng; Điều 8, Luật An ninh mạng được coi là cuộc gọi rác./.

Quyết định gửi tin nhắn báo MH370 bị rơi gây phẫn nộ
Đêm 24/3, Thủ tướng Malaysia Najib Razak đã chính thức thông báo, chiếc máy bay mang số hiệu MH370 của Malaysia Airlines chở theo 239 người đã đâm...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư