
-
Sử dụng vốn vay trái phiếu sai mục đích, DRH Holdings nhận án phạt
-
Chủ tịch Địa ốc Sài Gòn (Saigonres) vừa bán ra 7 triệu cổ phiếu
-
OCBS sau quý đầu chuyển mình: Lợi nhuận giảm 70%, danh mục tập trung vào cổ phiếu HAG
-
Sông Đà 11 gia hạn thời gian nộp tiền đợt chào bán hơn 18 triệu cổ phiếu
-
DIC Corp bán sỉ dự án để hỗ trợ kết quả kinh doanh ngắn hạn -
Lộ diện nhà đầu tư mới vào dự án Cát Bà Amatina
![]() |
Tính đến cuối năm 2019, Hà Đô đã sở hữu 5 nhà máy thủy điện và 1 nhà máy điện mặt trời. Ảnh: S.T |
Năng lượng không phải ngành mới
Việc mua lại Dự án SP Infra 1 được Hà Đô thực hiện thông qua mua lại toàn bộ phần vốn góp của Công ty TNHH Năng lượng Surya Pracash Việt Nam. Sau khi hoàn tất giao dịch, Công ty TNHH Năng lượng Surya Pracash Việt Nam sẽ trở thành công ty con của Tập đoàn Hà Đô.
Thực chất, năng lượng không phải “trận địa” mới mẻ của Hà Đô. Công ty này dù có tiếng tăm nhiều trong mảng bất động sản, nhưng theo báo cáo tài chính của Hà Đô, lĩnh vực năng lượng là một trong 3 mảng cơ bản, bên cạnh bất động sản và xây dựng. Tính đến cuối năm 2019, Hà Đô đã sở hữu 5 nhà máy thủy điện và 1 nhà máy điện mặt trời, với tổng công suất 313 MW, cho sản lượng điện 1.138 triệu Kwh.
Ngoài ra, mảng năng lượng cũng đang cho thấy những tín hiệu bứt phá, nâng đỡ hoạt động kinh doanh của Hà Đô. Theo kết quả kinh doanh năm 2019, doanh thu hợp nhất của Công ty đạt 4.326,8 tỷ đồng, tăng 34,3% so với năm trước đó; lợi nhuận sau thuế đạt 1.026,2 tỷ đồng, tăng 30,3% so với năm 2018.
Đánh giá về tình hình kinh doanh năm 2019, ông Chu Anh Tuấn, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Hà Đô trong văn bản giải trình cho biết, tính cả năm 2019, doanh thu bất động sản tại một số dự án như Hado Centrosa Gardern tại quận 10 và Hado Riverside tại quận 12 (TP.HCM) vẫn tăng cao hơn năm 2018. Việc tăng doanh thu các nhà máy thủy điện và nhà máy điện mặt trời cũng làm cho doanh thu và lợi nhuận sau thuế hợp nhất tăng cao hơn so với năm 2018.
Chênh vênh nguồn lực tài chính
Việc Hà Đô phân bổ thêm nguồn lực cho mảng năng lượng, bên cạnh 2 mảng bất động sản và xây dựng, phần nào giúp doanh nghiệp có thể bổ sung doanh thu và lợi nhuận, đồng thời cân bằng hoạt động kinh doanh, nếu thị trường bất động sản có biến động không thuận lợi. Tuy nhiên, một trong những vấn đề doanh nghiệp này đang phải đối mặt là gánh nặng gia tăng lên nguồn lực tài chính, trong bối cảnh cơ cấu tài chính của Hà Đô chưa thực sự chắc chắn.
Tại thời điểm 31/12/2019, vốn chủ sở hữu của Hà Đô khoảng 3.852 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ khá nhỏ so với nợ phải trả là 10.211,5 tỷ đồng. Trong cơ cấu nợ, nợ ngắn hạn là 5.282,4 tỷ đồng, trong đó, khoản mục chiếm giá trị lớn nhất là hơn 3.000 tỷ đồng người mua trả tiền trước. Nợ dài hạn là 4.929 tỷ đồng, trong đó khoản mục chiếm giá trị lớn nhất là các khoản vay và nợ thuê tài chính dài hạn, với quy mô tại ngày 31/12/2019 là 4.844,2 tỷ đồng.
Cán cân tài chính với tỷ lệ vay nợ cao là một trong những nguyên nhân khiến chi phí tài chính năm 2019 tăng khá mạnh so với năm 2018, lên tới 284,9 tỷ đồng, tăng 144,8% so với năm 2018. Nguyên nhân chủ yếu khiến chi phí tài chính tăng mạnh chủ yếu do phát sinh tăng nhanh của chi phí lãi vay, từ 103,5 tỷ đồng lên mức 242,5 tỷ đồng (tăng 134,3%).
Với khoản đầu tư vào năng lượng, Hà Đô chưa tiết lộ tổng vốn sẽ rót cho Công ty TNHH Năng lượng Surya Pracash Việt Nam, nhưng nhìn lại động thái thời gian gần đây, thì Công ty cũng đã móc hầu bao khá nhiều cho lĩnh vực này.
Tài sản dở dang của Hà Đô tại thời điểm cuối năm 2019 có giá trị lên tới 3.181,5 tỷ đồng, tăng đột biến so với mức gần 659 tỷ đồng thời điểm đầu năm. Tài sản dở dang chủ yếu nằm ở chi phí xây dựng dở dang với giá trị gần 2.919 tỷ đồng, trong đó phần lớn giá trị đầu tư được rót cho các dự án năng lượng. Cụ thể, chí phí xây dựng dở dang riêng tại Dự án Thủy điện Đắc Mi đã lên tới 1.719 tỷ đồng. Ngoài ra, khối tài sản này của Hà Đô còn nằm ở nhiều dự án năng lượng khác như Thủy điện sông Tranh 4, Điện mặt trời Hồng Phong 4…
Bên cạnh các dự án đầu tư trực tiếp vào thủy điện, năm 2019, Hà Đô đã mua thêm Công ty cổ phần Năng lượng Agrita Quảng Nam và biến công ty liên kết này thành công ty con trong hệ thống Tập đoàn Hà Đô. Trước đó, khi còn là công ty liên kết, khoản đầu tư của Hà Đô tại Agrita Quảng Nam có giá trị 299,6 tỷ đồng. Tỷ lệ cổ phần mà Hà Độ nhận chuyển nhượng thêm tại Agrita Quảng Nam là 51% cổ phần.

-
OCBS sau quý đầu chuyển mình: Lợi nhuận giảm 70%, danh mục tập trung vào cổ phiếu HAG -
Sông Đà 11 gia hạn thời gian nộp tiền đợt chào bán hơn 18 triệu cổ phiếu -
DIC Corp bán sỉ dự án để hỗ trợ kết quả kinh doanh ngắn hạn -
Lộ diện nhà đầu tư mới vào dự án Cát Bà Amatina -
Hanoitourist "dứt ruột" thoái vốn -
Xây dựng CDC lên kế hoạch lãi 47,28 tỷ đồng trong năm 2025 -
Cảng Đình Vũ sẽ góp hơn 23,9 tỷ đồng nâng cấp luồng hàng hải tại Hải Phòng
-
Thực thi ESG chuẩn quốc tế, Meey Group củng cố nội lực và tạo đà tăng trưởng bền vững
-
DKSH Việt Nam thúc đẩy đổi mới và tuân thủ trong ngành chăm sóc cá nhân
-
Mùa hè sôi động với ưu đãi hấp dẫn khi mua Omoda C5 và Jaecoo J7 trong tháng 7
-
SeABank tổ chức “Ngày hội đổi rác lấy quà” - Lan tỏa lối sống xanh vì Hà Nội sạch đẹp
-
Thông báo mời quan tâm dự án Tòa nhà Trụ sở chính VietinBank
-
Vietnam Airlines thông báo phát hành 900 triệu cổ phiếu ra công chúng