
-
Chuyển đổi số và xanh là "chìa khóa" giúp doanh nghiệp ngành Logistics nâng cao sức cạnh tranh
-
Siết chặt quản lý thuốc bảo vệ thực vật, phân bón trong nông nghiệp
-
Ngân sách có trách nhiệm giới: Từ cam kết đến hành động
-
Mận tam hoa mang lại thu nhập ổn định cho người dân vùng cao Sơn La -
Hải Phòng chuyển đổi số hướng tới phát triển bền vững
Đây là bước triển khai cụ thể Quyết định số 4405/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường), nhằm thực hiện mục tiêu quốc gia đạt phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Theo kế hoạch, Hà Nội sẽ tập trung vào việc kiểm soát và giảm thiểu lượng khí nhà kính phát sinh từ các hoạt động xử lý chất thải rắn và nước thải, đặc biệt là khí mê-tan - một trong những khí nhà kính có khả năng gây hiệu ứng nhà kính mạnh gấp nhiều lần so với CO₂.
Trong quản lý chất thải rắn, thành phố triển khai các giải pháp như phân loại rác tại nguồn, tăng cường tái chế, sản xuất phân compost, đốt rác phát điện, sản xuất viên nén nhiên liệu RDF và chôn lấp có thu hồi khí mê-tan. Những giải pháp này vừa góp phần giảm lượng chất thải chôn lấp, vừa tận dụng tài nguyên và giảm phát thải trực tiếp ra môi trường.
Đối với nước thải sinh hoạt, Hà Nội sẽ đẩy mạnh thu gom, xử lý tập trung và ứng dụng công nghệ thu hồi khí mê-tan tại các nhà máy xử lý. Với nước thải công nghiệp, mục tiêu là giảm phát sinh khí nhà kính ngay từ nguồn, đồng thời tăng cường thu hồi khí phát sinh trong quá trình xử lý thông qua các giải pháp kỹ thuật tiên tiến.
Thành phố yêu cầu các cơ sở xử lý chất thải lập kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính cấp cơ sở, tiến hành điều tra, đánh giá hiện trạng phát thải, đồng thời đầu tư nâng cấp hạ tầng và thiết bị để kiểm soát hiệu quả quá trình xử lý.
Ngoài ra, Hà Nội sẽ thúc đẩy nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý chất thải và tích hợp cơ sở dữ liệu vào hệ thống môi trường quốc gia. Công tác truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng, đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ kỹ thuật cũng được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, bảo đảm sự tham gia của toàn xã hội trong việc giảm phát thải khí nhà kính.
Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội được giao làm đầu mối hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch. Các sở, ngành, UBND các cấp, doanh nghiệp và cộng đồng sẽ cùng phối hợp triển khai đồng bộ, huy động hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước, qua đó góp phần vào mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính một cách bền vững và thực chất.
Được biết, trong những thập niên gần đây, biến đổi khí hậu đã trở thành một trong những thách thức lớn nhất mà nhân loại phải đối mặt. Các hiện tượng thời tiết cực đoan, mực nước biển dâng, hạn hán, lũ lụt và suy giảm đa dạng sinh học đều có nguyên nhân sâu xa từ lượng khí nhà kính do con người phát thải quá mức vào khí quyển.
Trong bối cảnh đó, việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính là nhiệm vụ cấp thiết, không chỉ để thực hiện các cam kết quốc tế mà còn nhằm bảo vệ môi trường sống, thúc đẩy phát triển bền vững.
Một kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính hiệu quả cần được xây dựng trên cơ sở khoa học, minh bạch và có sự tham gia của toàn xã hội. Mục tiêu cốt lõi của kế hoạch này là cắt giảm lượng phát thải CO₂ và các khí nhà kính khác theo lộ trình phù hợp, đồng thời nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu và chuyển đổi mô hình phát triển theo hướng phát thải thấp.
Trọng tâm của kế hoạch nằm ở việc cải cách các ngành kinh tế phát thải cao như năng lượng, giao thông vận tải, nông nghiệp, công nghiệp và xây dựng.
Cụ thể, với llĩnh vực năng lượng, nguồn phát thải lớn nhất là việc phát triển các nguồn năng lượng tái tạo như điện mặt trời, điện gió, thủy điện nhỏ cần được ưu tiên. Song song đó, cần cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng trong sản xuất và sinh hoạt, thay thế các thiết bị tiêu tốn nhiều điện năng bằng công nghệ tiết kiệm điện hiện đại.
Đối với giao thông, việc khuyến khích sử dụng phương tiện chạy điện, mở rộng hệ thống xe buýt, tàu điện và các phương thức di chuyển công cộng là giải pháp then chốt nhằm giảm tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch.
Trong khi đó, ngành nông nghiệp cần áp dụng các mô hình canh tác bền vững, giảm phát thải từ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, đồng thời mở rộng diện tích rừng và bảo vệ rừng hiện có để gia tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính tự nhiên.
Ngành công nghiệp và xây dựng cũng đóng vai trò không nhỏ. Các quy chuẩn kỹ thuật về công trình xanh, tiết kiệm năng lượng cần được thực thi nghiêm túc. Việc đổi mới công nghệ sản xuất, sử dụng vật liệu tái chế và tái sử dụng chất thải sẽ giúp giảm phát thải đáng kể mà không làm ảnh hưởng đến năng suất.
Tuy nhiên, để kế hoạch được triển khai đồng bộ và hiệu quả, cần có sự hậu thuẫn từ các chính sách pháp lý rõ ràng và các cơ chế tài chính thích hợp.
Các ưu đãi thuế cho doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ xanh, các quỹ tín dụng xanh, cũng như hợp tác quốc tế về chuyển giao công nghệ là những yếu tố thiết yếu. Đồng thời, việc xây dựng hệ thống kiểm kê, giám sát và báo cáo lượng phát thải một cách minh bạch, chính xác sẽ giúp theo dõi tiến độ thực hiện và điều chỉnh kịp thời khi cần thiết.
Không kém phần quan trọng là yếu tố con người. Cần tăng cường truyền thông, giáo dục cộng đồng để nâng cao nhận thức về vai trò và trách nhiệm của mỗi cá nhân, tổ chức trong việc bảo vệ môi trường. Hành động thiết thực từ mỗi người – như tiết kiệm điện, giảm sử dụng túi nilon, trồng cây xanh, sử dụng phương tiện công cộng sẽ góp phần đáng kể vào mục tiêu chung.
Kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính không chỉ là một bản cam kết trên giấy tờ, mà là con đường tất yếu mà mỗi quốc gia, mỗi cộng đồng cần kiên định theo đuổi nếu muốn đảm bảo một tương lai an toàn, bền vững cho các thế hệ sau. Trong cuộc đua với biến đổi khí hậu, hành động sớm và quyết liệt hôm nay sẽ quyết định sự sống còn của hành tinh ngày mai.
-
Chuyển đổi số và xanh là "chìa khóa" giúp doanh nghiệp ngành Logistics nâng cao sức cạnh tranh
-
Xây dựng Nghị định về EPR: Minh bạch hóa trách nhiệm tái chế, hướng tới kinh tế tuần hoàn
-
Siết chặt quản lý thuốc bảo vệ thực vật, phân bón trong nông nghiệp
-
Ngân sách có trách nhiệm giới: Từ cam kết đến hành động
-
Hà Nội ban hành kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực chất thải -
Mận tam hoa mang lại thu nhập ổn định cho người dân vùng cao Sơn La -
Hải Phòng chuyển đổi số hướng tới phát triển bền vững -
Thúc đẩy hợp tác nông nghiệp Việt Nam - Venezuela -
Dự kiến lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải xe ô tô lưu hành ở Việt Nam -
TTC AgriS đẩy mạnh định hình hệ sinh thái tài chính chuỗi -
TTC AgriS hợp tác chiến lược với Bộ Nông nghiệp và Môi trường
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Nhượng quyền dịch vụ quốc tế có “người tiên phong”
-
VietOffice 2025 - Triển lãm của những đột phá
-
K&D Trading - 15 năm xây dựng hệ sinh thái hàng Việt tại Canada, góp phần thúc đẩy hàng Việt Nam ra thế giới
-
Sheraton Hanoi West ra mắt nhiều lựa chọn “Staycation” cho mùa hè 2025
-
Herbalife đồng hành tổ chức Ngày Dinh dưỡng cộng đồng Việt Nam lần 4