
-
UBND TP. Hà Nội đề xuất Thủ tướng thời gian khởi công 3 cầu lớn vượt sông Hồng
-
Lãnh đạo Quảng Trị chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ cho các dự án truyền tải điện
-
Hà Nội kêu gọi đầu tư vào Cụm công nghiệp Tam Hiệp 2 quy mô 47 ha
-
Vướng quy định trong việc lập Quỹ Đầu tư hạ tầng giao thông vùng
-
Ninh Thuận thông tin tiến độ triển khai loạt dự án trọng điểm -
Quốc lộ 50, TP.HCM hoàn thành cuối 2025 nếu mặt bằng bàn giao trong tháng 4
![]() |
Cung đường huyết mạch QL6, đoạn Ba La - Xuân Mai vẫn đang chờ được cải tạo, mở rộng. Ảnh: Đặng Sơn |
Dự án nâng cấp, cải tạo Quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương từ năm 2010, tuy nhiên đến nay mới có điều kiện đầu tư, thực hiện.
Cung đường huyết mạch
Là con đường nối Hà Nội với 4 tỉnh miền núi Tây Bắc gồm: Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Quốc lộ 6 đoạn đi qua địa phận Hà Nội kéo dài khoảng 24km. Phó Trưởng phòng Kế hoạch Tài chính, Sở GTVT Hà Nội Phan Trường Thành nhìn nhận, đoạn tuyến Quốc lộ 6 từ Ba La - Xuân Mai, có 2 ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Thứ nhất, đây là đoạn tiếp nối toàn tuyến Quốc lộ 6, đảm bảo thông thương, đi lại từ Hà Nội đến 4 tỉnh miền núi Tây Bắc và ngược lại. Tính kết nối liên vùng này không chỉ là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả 5 tỉnh, thành phố, mà còn có giá trị vô vùng quan trọng trong lĩnh vực an ninh quốc phòng.
“Hiện, đoạn tuyến Xuân Mai - Hòa Bình đã được Bộ GTVT đầu tư mở rộng theo hình thức BOT. Để đồng bộ, Hà Nội cũng rất cần đẩy nhanh tiến độ cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai, nếu không áp lực giao thông trên toàn tuyến sẽ bị nghẽn ngay từ điểm bắt đầu vào TP”, ông Thành nhấn mạnh.
Thứ hai, tuyến đường còn có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với mạng lưới giao thông nội bộ của Hà Nội. Theo Quy hoạch GTVT Thủ đô đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Hà Nội sẽ phát triển theo định hướng chùm đô thị, với các đô thị sinh thái và vệ tinh bao quanh đô thị trung tâm.
“Quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai chính là con đường huyết mạch, tối ưu hóa khả năng kết nối giữa đô thị trung tâm với đô thị sinh thái Chúc Sơn và đô thị vệ tinh Xuân Mai”, ông Thành cho hay. Bên cạnh đó, đoạn tuyến này còn tăng cường khả năng kết nối với một số tuyến trọng yếu trong hệ thống hạ tầng giao thông khung của TP như: Vành đai 4, Quốc lộ 21B, Quốc lộ 21A, đường Hồ Chí Minh...
TS. Đặng Minh Tân (Đại học Giao thông - Vận tải) đánh giá: “Đây là đoạn tuyến vô cùng quan trọng, xương sống của mạng lưới giao thông Tây Thủ đô. Tuy nhiên, khu vực này hiện chưa được đầu tư đúng mức, đường nhỏ hẹp, khả năng lưu thông kém, ảnh hưởng rất tiêu cực đến giao thương và kết nối liên vùng”.
Gian nan tìm vốn đầu tư
Do tầm quan trọng và tính cấp thiết của tuyến đường đối với nhu cầu dân sinh, Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai đã được đưa vào danh mục 52 công trình hạ tầng giao thông trọng điểm của Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020. Hiện, đoạn tuyến từ Km19+920 – Km22+220 đã được UBND TP Hà Nội giao cho huyện Chương Mỹ thực hiện đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách. 20,9 km còn lại cần vốn đầu tư lên đến trên 8.800 tỷ đồng.
Lãnh đạo Sở GTVT cho biết, TP đã từng đề xuất phương án sử dụng vốn vay ODA của Ngân hàng Thế giới để thực hiện dự án nhưng bất thành. Tháng 9/2016, TP lại tiếp tục có đề xuất với Bộ GTVT cho thực hiện đoạn tuyến từ Xuân Mai - Chúc Sơn (15,78km) theo hình thức BOT, giao cho nhà đầu tư BOT QL6 đoạn Xuân Mai - Hòa Bình tiếp tục triển khai. Tuy nhiên, cả Bộ GTVT lẫn nhà đầu tư đều từ chối; mặt khác nếu thực hiện theo phương án này sẽ có thêm một trạm thu phí BOT gần với trạm thu phí Lương Sơn (Hòa Bình) hiện nay, gây khó khăn cho người dân. Do đó, với sự đồng thuận của Thành ủy, HĐND, UBND TP Hà Nội đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ xin thực hiện dự án theo hình thức BT và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cho áp dụng hình thức chỉ định thầu trực tiếp.
Hiện, Liên danh Công ty CP Sông Đà Hà Nội - Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà Hà Nội, Công ty TNHH MTV - Công ty CP Thương mại Ngôi nhà mới - Công ty CP Đầu tư phát triển & Dịch vụ thương mại Đại An đã được Thành phố chấp thuận đàm phán đầu tư dự án. Liên danh đã thành lập một pháp nhân chung là Công ty CP Đầu tư Lois Group để triển khai các bước chuẩn bị thực hiện.
Ông Phan Trường Thành cho biết: “Dự án hiện vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi. Nếu thông qua được các thủ tục cần thiết, dự kiến đến quý III/2018 có thể bắt đầu thi công và hoàn thành trong năm 2022”.

-
Vướng quy định trong việc lập Quỹ Đầu tư hạ tầng giao thông vùng -
Ninh Thuận thông tin tiến độ triển khai loạt dự án trọng điểm -
Hiệu chỉnh phương án hình thành Cảng hàng không Tây Ninh -
Quốc lộ 50, TP.HCM hoàn thành cuối 2025 nếu mặt bằng bàn giao trong tháng 4 -
TP.HCM khởi công dự án rạch Xuyên Tâm trong tháng 4/2025 sau 20 năm ì ạch -
Đề xuất cơ quan chủ quản tuyến cao tốc Tân Quang - Thanh Thủy vốn 14.852 tỷ đồng -
Hà Nội thu hút đầu tư nước ngoài đạt 1,4 tỷ USD, tăng 49,5% trong quý I
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort