
-
Đẩy nhanh giải phóng mặt bằng, khai thác vật liệu xây dựng cho các dự án cao tốc
-
Xây dựng trung tâm tài chính quốc tế: Góc nhìn từ Hồng Kông
-
Dòng vốn nước ngoài vẫn sôi động giữa “bão” thuế quan
-
Đề xuất điều chỉnh giảm diện tích Khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc
-
Vất vả chọn nhà đầu tư cho cao tốc Nam Định - Thái Bình vốn 19.784 tỷ đồng -
TP.HCM đề xuất bổ sung thêm cơ chế chính sách đặc biệt để làm nhanh các tuyến metro
Ngày 25/5, Văn phòng UBND TP. Hà Nội có Thông báo số 156/TB-VP về kết luận của Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Dương Đức Tuấn về phương án đầu tư xây dựng tuyến đường kết nối sân bay Gia Bình tỉnh Bắc Ninh với Thủ đô Hà Nội trên địa bàn TP. Hà Nội.
Theo đó, sau khi nghe báo cáo của Sở Quy hoạch - Kiến trúc, báo cáo của Sở Tài chính; ý kiến của các đại biểu dự họp, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Dương Đức Tuấn thống nhất kết luận, chỉ đạo như sau:
Thứ nhất, thống nhất phương án tuyến đường kết nối từ sân bay Gia Bình về trung tâm TP. Hà Nội (đoạn tuyến trên địa phận TP. Hà Nội) theo báo cáo, đề xuất của Sở Quy hoạch – Kiến trúc tại văn bản số 1017/QHKT-HTKT ngày 19/3/2025: Xây dựng mới từ điểm kết nối với đoạn tuyến trên địa phận tỉnh Bắc Ninh vượt sông Đuống và đi theo hướng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng qua khu vực ga Trung Mầu và đấu nối với nút giao giữa đường cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn và cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên/vành đai 3, tuyến đi trùng hướng tuyến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên/vành đai 3 và kết nối với đường dẫn cầu Tứ Liên về trung tâm Thủ đô Hà Nội tại khu vực nút giao đường dẫn cầu Tứ Liên, vành đai 3 và cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên;
Chiều dài đoạn tuyến trên địa phận TP. Hà Nội là 14 km không bao gồm đoạn nhánh kết nối, trong đó: đoạn tuyến xây dựng mới khoảng 7 km; đoạn tiếp theo đi trùng cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên/vành đai 3 khoảng 7 km); Tổng chiều dài toàn tuyến (Bắc Ninh - Hà Nội) khoảng 35,5 km.
Thống nhất đề nghị giữ nguyên vị trí tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và ga Trung Màu phía Bắc tuyến đường, đề xuất điều chỉnh hướng tuyến đường sắt đi về phía Bắc nút giao Ninh Hiệp hiện trạng để thuận lợi trong công tác cải tạo, thiết kế mới nút giao với nguyên tắc đảm bảo tính kết nối thuận lợi của tuyến đường kết nối Sân bay Gia Bình với các cầu qua sông Hồng.
UBND TP. Hà Nội giao Sở Xây dựng dự thảo văn bản UBND TP. Hà Nội gửi Bộ Xây dựng thống nhất vị trí tuyến đường với đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng trong phạm vi mặt cắt ngang đảm bảo kết nối và tiết kiệm quỹ đất.
Thứ hai, về việc roát các khu vực phát triển đô thị dọc hai bên tuyến đường; các dự án đầu tư đã và đang triển khai; các khu vực phát triển TOD, UBND TP. Hà Nội giao Sở Quy hoạch – Kiến trúc chủ trì, làm việc với Sở Xây dựng tỉnh Bắc Ninh để thống nhất, đề xuất việc lập Quy hoạch phân khu đô thị, tỷ lệ 1/2000 hai bên tuyến đường kết nối sân bay Gia Bình tỉnh Bắc Ninh với Thủ đô Hà Nội; báo cáo UBND TP. Hà Nội xem xét, chỉ đạo.
Giao Sở Quy hoạch – Kiến trúc chủ trì, phối hợp với Viện Quy hoạch xây dựng, UBND huyện Gia Lâm, UBND huyện Đông Anh tiếp tục rà soát các khu vực phát triển đô thị dọc hai bên tuyến đường, các dự án đầu tư đã và đang triển khai, các khu vực phát triển TOD, báo cáo UBND TP. Hà Nội xem xét, chỉ đạo.
Thứ ba, về cơ chế đầu tư, Sở Tài chính khẩn trương thực hiện chỉ đạo của UBND TP. Hà Nội tại văn bản số 3093/VP-ĐT ngày 17/3/2025; nghiên cứu, chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh Bắc Ninh để đề xuất cơ chế, phương án đầu tư tuyến đường kết nối sân bay Gia Bình với trung tâm Thủ đô Hà Nội;
Đồng thời, tham mưu, đề xuất, báo cáo và chuẩn bị nội dung làm việc của UBND TP. Hà Nội và UBND tỉnh Bắc Ninh dự kiến trong tuần từ 25-28/3/2025 để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ; trong đó, có thể nghiên cứu theo hướng TP. Hà Nội thực hiện giải phóng mặt bằng đối với đoạn tuyến trên địa phận TP. Hà Nội và tỉnh Bắc Ninh thực hiện giải phóng mặt bằng đối với đoạn tuyến trên địa phận tỉnh Bắc Ninh,
Đề xuất lựa chọn phương án đầu tư xây dựng tuyến đường từ sân bay Gia Bình - trung tâm Thủ đô Hà Nội theo hình thức đối tác công tư (PPP), loại hợp đồng BT của toàn tuyến;
Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép 2 tỉnh, TP ký hợp đồng BT với Nhà đầu tư, Quỹ đất đối ứng BT được xác định theo suất đầu tư từng đoạn tuyến trên địa phận 2 tỉnh, TP, theo nguyên tắc việc đầu tư xây dựng đoạn tuyến trên địa bàn tỉnh, TP nào thì sử dụng quỹ đất 2 bên tuyến đường của tỉnh, TP đó.

-
Vất vả chọn nhà đầu tư cho cao tốc Nam Định - Thái Bình vốn 19.784 tỷ đồng -
Phát triển hạ tầng giao thông, tăng cường kết nối Hải Phòng - Hải Dương -
TP.HCM đề xuất bổ sung thêm cơ chế chính sách đặc biệt để làm nhanh các tuyến metro -
Hà Nội: Hơn 502 tỷ đồng xây dựng Cụm công nghiệp làng nghề Canh Nậu giai đoạn 2 -
Bình Định: hơn 700 tỷ đồng xây khu tái định cư phục vụ dự án tại Phù Mỹ -
Đưa Việt Nam trở thành "điểm hấp thụ hiệu quả" vốn tư nhân đầu tư vào công nghệ -
Nghệ An hoàn thành giải phóng mặt bằng Đường ven biển Nghi Sơn - Cửa Lò trước 30/4/2025
-
Vietfood & Beverage - Propack 2025: Định hình tương lai ngành F&B - Kết nối toàn cầu
-
Hệ sinh thái tiện ích đa tầng - chìa khóa nâng tầm bất động sản thương mại
-
Thêm nhiều lựa chọn xe bus và mini bus cho các công ty lữ hành mùa cao điểm du lịch
-
Chung cư phía Tây TP.HCM tăng sức hút giữa lúc khan hiếm nguồn cung
-
SKYLED Hà Nội - Quảng cáo đồng bộ tạo nhận diện thương hiệu doanh nghiệp mạnh mẽ
-
Giải mã thị trường hạng sang Hà Nội: Kepler Tower HH-02 khẳng định "giá trị thật" thu hút dòng tiền thông minh