-
Khuyến khích doanh nghiệp Singapore tăng đầu tư vào Việt Nam -
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm công du Hoa Kỳ, Cuba -
Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu các đơn vị chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới -
Trung ương thảo luận phương hướng công tác nhân sự khoá XIV -
Đối thoại với TP.HCM, doanh nghiệp FDI mong thủ tục đầu tư, lao động thông thoáng hơn -
Phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng nền kinh tế độc lập
Tăng cường ứng dụng trợ lý ảo trong công tác hành chính
Trong bối cảnh Thành phố đang hướng tới xây dựng chính quyền điện tử và đô thị thông minh, trợ lý ảo được kỳ vọng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cán bộ công chức trong các nhiệm vụ hằng ngày, từ xử lý văn bản, tổ chức lịch làm việc, đến giải đáp thắc mắc của người dân thông qua các kênh giao tiếp trực tuyến.
Tại Hội nghị đánh giá kết quả 4 chỉ số gồm PAR INDEX, SIPAS, PCI và PGI ngày 29/8, Phó chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Hà Minh Hải, Thành phố sẽ đẩy mạnh việc ứng dụng trợ lý ảo để hỗ trợ cán bộ, công chức trong xử lý công việc hằng ngày. Điều này không chỉ giúp tăng năng suất mà còn góp phần cải thiện tính minh bạch và hiệu quả của quá trình làm việc.
Tại Hội nghị, các chỉ số như PAR INDEX, SIPAS, PCI, PGI đã được đánh giá một cách toàn diện với nhiều chuyển biến tích cực. Cụ thể, chỉ số cải cách hành chính (CCHC) của Hà Nội năm 2023 xếp thứ 3 trong số 63 tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương, tăng 7 bậc so với năm 2021. Chỉ số SIPAS năm 2023 cũng tăng 9 bậc so với năm trước, tiếp tục duy trì mức trên 80% và thuộc nhóm các thành phố có chỉ số hài lòng cao.
Mặc dù đạt được nhiều thành tựu nhưng vẫn còn tồn tại nhiều điểm nghẽn cần khắc phục. Phó chủ tịch UBND Thành phố Hà Minh Hải nhấn mạnh rằng, nhiều nội dung, tiêu chí của các chỉ số vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu và kỳ vọng của người dân, doanh nghiệp. Ví dụ, chỉ số PCI của Hà Nội vẫn có một số chỉ số thành phần giảm bậc, đặc biệt là các chỉ số về tiếp cận đất đai và thiết chế pháp lý.
Phó chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Hà Minh Hải. |
Để giải quyết những hạn chế này, Thành phố đã đề ra nhiều giải pháp cụ thể, bao gồm việc tăng cường kiểm tra, giám sát qua dữ liệu và tiếp tục cải cách thủ tục hành chính. Thành phố cũng chú trọng đến việc nâng cấp cổng dịch vụ công trực tuyến, đẩy mạnh điện tử hóa các mẫu đơn tờ khai và ban hành chính sách thúc đẩy việc thực hiện các thủ tục dịch vụ công trực tuyến.
Ở góc độ Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Nội vụ nêu rõ, là công việc thường xuyên, liên tục. Do đó, cần có sự đổi mới, cập nhật kịp thời các chỉ đạo của Chính phủ để đặt nhiệm vụ cụ thể nếu không sẽ “năm nay cao, sang năm lại thấp”.
Về các nội dung cụ thể, Thứ trưởng Bộ Nội vụ đề nghị Thành phố tiếp tục nghiên cứu, đổi mới công tác chỉ đạo điều hành trong đó chú trọng vai trò của người đứng đầu. Trong đó, Thứ trưởng phân tích cần đổi mới trong cách làm, công nghệ, phát huy hiệu quả các cơ sở dữ liệu, ứng dụng công nghệ thông tin thay đổi cung cách quản lý.
Bên cạnh đó, Hà Nội cần rà soát, tháo gỡ những điểm nghẽn cơ chế, chính sách nhất là liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; Tiếp tục CCHC gắn với chuyển đổi số, triển khai Đề án 06. Trong đó, Thứ trưởng Bộ Nội vụ lưu ý chỉ số hài lòng của người dân; đẩy mạnh điện tử hóa các mẫu đơn tờ khai; nâng cấp cổng dịch vụ công trực tuyến theo hướng thân thiện, tiện lợi cho người dân; ban hành chính sách thúc đẩy việc thực hiện các thủ tục dịch vụ công trực tuyến…
Thứ trưởng Bộ Nội vụ cũng đề nghị Thành phố tiếp tục chấn chỉnh và thực hiện nghiêm việc tiếp nhận, xử lý phản ánh kiến nghị của người dân nhất là những vấn đề liên quan đến nhũng nhiễu ở bộ phận một cửa.“Sắp tới, khi Luật Thủ đô có hiệu lực, Hà Nội sẽ thực sự có cơ chế, nguồn lực để đề xuất cơ chế, mô hình đặc thù với yêu cầu đặt ra cao hơn. Đặc biệt là có cơ chế bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm; thực hiện công khai minh bạch, giải quyết triệt để tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm”, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long nói.
Có cơ chế khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm
“Ứng dụng iHanoi mà Thành phố vừa triển khai là kênh tương tác để người dân đóng góp ý kiến xây dựng Thủ đô. Người dân nhắn tin cho cán bộ đánh giá cao, ủng hộ việc này. Nhiều nội dung khi người dân phản ánh được chính quyền đến xử lý ngay, báo cáo ngay trên hệ thống”, Phó chủ tịch UBND Thành phố nói.
Phó chủ tịch UBND Thành phố Hà Minh Hải yêu cầu các đơn vị cần chủ động, sáng tạo, nhận tiên phong trong việc những mô hình mới để đánh giá, nhân rộng. Vừa qua, chúng ta đã chủ động đề xuất Trung ương những cách làm hiệu quả và thành công như cấp phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID, sổ sức khỏe điện tử, trông giữ xe không dùng tiền mặt…”
Ngay trong năm 2024, các đơn vị cần tập trung phân công và triển khai ngay các nội dung của Luật Thủ đô và các quy hoạch. Trong tháng 9 này, trình HĐND Thành phố về việc thí điểm Trung tâm Hành chính công cấp Thành phố.
Phó chủ tịch UBND Thành phố Hà Minh Hải cũng yêu cầu các đơn vị chủ động xây dựng hành lang pháp lý đồng bộ, toàn diện, công khai và minh bạch, nhằm tháo gỡ các điểm nghẽn hiện tại.
“Cần phân công phân cấp ủy quyền mạnh mẽ hơn theo phương châm “5 rõ, 1 xuyên suốt” để tránh tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm. Đây là một bước đi cần thiết để nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền và đảm bảo sự công bằng, minh bạch trong việc thực thi công vụ”, ông Hải nhấn mạnh.
Tích cực chuyển đổi xanh, chuyển đổi số
Ngoài cải cách hành chính, chuyển đổi xanh và chuyển đổi số cũng là những mục tiêu mà Thành phố hướng tới. Theo Phó chủ tịch UBND Thành phố Hà Minh Hải, thời gian qua, với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị sự ủng hộ của người dân và doanh nghiệp, công tác CCHC, Chuyển đổi số, Đề án 06 của Thành phố có chuyển biến tích cực, thực chất, hiệu quả được Trung ương và người dân, doanh nghiệp ủng hộ và ghi nhận.
Cụ thể, Chỉ số cải cách hành chính - PAR INDEX năm 2021, 2022, 2023 đứng trong top 10, đặc biệt năm 2022 và năm 2023, PAR INDEX của Thành phố xếp thứ 3/63 tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương, tăng 7 bậc so với năm 2021.
Chỉ số SIPAS của Thành phố tiếp tục duy trì năm thứ 5 liên tiếp đạt trên 80%, năm 2023 tăng 9 bậc so với năm 2022, xếp vào nhóm các thành phố trực thuộc Trung ương có Chỉ số Hài lòng cao.
Kết quả Chỉ số PCI của Hà Nội năm 2023 đạt 67,15 điểm, xếp thứ 28/63 tỉnh, thành phố - tăng 0,41 điểm.
Tuy nhiên, Phó chủ tịch UBND Thành phố Hà Minh Hải cũng nêu rõ, nhiều nội dung, tiêu chí các chỉ số PAR INDEX, SIPAS, PCI, PGI chưa đạt hiệu quả, chưa đáp ứng được yêu cầu và kỳ vọng của người dân, doanh nghiệp.
Các nội dung liên quan đến chính sách phát triển kinh tế, quản trị môi trường, tiếp cận đất đai, việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị có Chỉ số thấp.
Chỉ số PCI, PGI Có 5/10 chỉ số thành phần giảm bậc trong đó có các chỉ số thành phần xếp thứ hạng rất thấp (“Thiết chế pháp lý và An ninh trật tự” xếp thứ 62/63; “Tiếp cận đất đai” giảm 02 bậc, xếp thứ 61/63). Chỉ số xanh cấp tỉnh có sự cải thiện nhưng vẫn xếp ở vị trí 30/63 tỉnh, thành phố.
Vẫn còn những cán bộ, công chức, viên chức có thái độ giao tiếp, ứng xử chưa đúng mực, gây bức xúc đối với công dân, đặc biệt một số lĩnh vực như đầu tư, cấp phép xây dựng, quản lý trật tự xây dựng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,...
Do đó, với yêu cầu nhiệm vụ mới, công tác CCHC, cải thiện môi trường kinh doanh của Thành phố cần phải tiếp tục được tập trung, tăng cường hơn nữa, đòi hỏi sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, tập thể lãnh đạo và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, đơn vị trên địa bàn Thành phố; nhất là vai trò của người đứng đầu ở các bộ phận đơn vị.
Tập trung khắc phục điểm nghẽn
Tại Hội nghị, Vụ trưởng Vụ Cải cách hành chính (Bộ Nội vụ) Phạm Minh Hùng đánh giá công tác cải cách hành chính của Hà Nội thời gian qua có chuyển biến tích cực mà minh chứng cụ thể là kết quả phát triển kinh tế xã hội của Thành phố.
Vụ trưởng Vụ Cải cách hành chính (Bộ Nội vụ) Phạm Minh Hùng. |
Về kết quả các chỉ số cụ thể, Vụ trưởng Vụ Cải cách hành chính cho biết cơ bản Hà Nội có kết quả hơn mức trung bình cả nước tuy nhiên với chỉ số SIPAS (đo lường sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước) của Thành phố có biên độ dao động lớn, có năm ở vị trí 52 (2019) năm 2023 có kết quả tốt nhất trong 7 năm qua (vị trí 21).
Ông Hùng cũng phân tích rõ loạt các chỉ số mà Hà Nội đạt được trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính phục vụ nhân dân. Trong đó cần lưu ý đến chỉ số về việc tiếp nhận, xử lý kiến nghị của người dân, tránh để người dân bức xúc.
Đặc biệt, Vụ trưởng Vụ Cải cách hành chính cho biết, năm 2023, trong 2700 người dân được hỏi có 11,38% người dân cho biết có hiện tượng công chức gây phiền hà, sách nhiễu (cao hơn 5,93% so với năm 2022) “Chỉ số không mong muốn này mà lại cao hơn năm trước thì rất quan tâm chú ý đến việc kiểm tra giám sát việc thực thi công vụ của cán bộ công chức”.
Bên cạnh đó, 10,28% người dân cho biết phải đưa tiền ngoài quy định cho công chức khi giải quyết công việc (cao hơn 4,98% năm 2022).
Vụ trưởng Vụ Cải cách hành chính cũng nêu loạt mong muốn của người dân như: 60,69% mong muốn nâng cao tinh thần, thái độ phục vụ của công chức; 60,24% mong nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ công trực tuyến; 59,58% mong đợi nâng cao chất lượng tiếp nhận, xử lý phản ánh kiến nghị…
Ngoài ra, ông Hùng cũng lưu ý hiện có đến hơn 79% người dân cho biết vẫn thích nộp hồ sơ trực tiếp hơn trực tuyến. “Phải chăng dịch vụ công trực tuyến của chúng ta còn đang phức tạp, khó thực hiện hay vấn đề phí, lệ phí liên quan… Từ đó để thấy rõ điểm nghẽn và có chính sách giải quyết vướng mắc này. Đây là điểm rất quan trọng khi sắp tới Thành phố sẽ thí điểm Trung tâm hành chính công cấp Thành phố”, Vụ trưởng Vụ Cải cách hành chính nói.
Với chỉ số cải cách hành chính Par Index, Vụ trưởng Vụ Cải cách hành chính, Bộ Nội vụ phân tích: 12/12 năm qua, Hà Nội đều đạt kết quả chỉ số >80%; 2 năm đạt >90% (2014, 2023), Năm xếp hạng cao nhất là 2017, 2018 và 2019 (đều xếp thứ 2/63)…
Tuy nhiên Hà Nội vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Công khai, cập nhật thủ tuch hành chính chậm ở một số lĩnh vực; tình trạng trễ hẹn TTHC còn ở cả 3 cấp; Giải ngân đầu tư công chưa hoàn thành 100% kế hoạch; một số chỉ số thành phần giảm bậc…
Đề xuất loạt giải pháp cụ thể, ông Hùng nhấn mạnh: “Hà Nội cần tiên phong thí điểm mô hình, cách làm mới, hiệu quả. Cùng với đó, việc xây dựng chính quyền số và đô thị thông minh cần được đẩy mạnh, với mục tiêu tạo ra một môi trường sống thuận lợi, văn minh và hiện đại cho người dân.”
-
Đối thoại với TP.HCM, doanh nghiệp FDI mong thủ tục đầu tư, lao động thông thoáng hơn -
Phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng nền kinh tế độc lập -
Toàn văn phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 10 của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm -
Khai mạc Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII: Cho ý kiến 10 nội dung thuộc 2 nhóm vấn đề chiến lược -
Chính phủ ra Nghị quyết về các nhiệm vụ, giải pháp khắc phục hậu quả bão số 3 -
Dồn lực khôi phục sản xuất - kinh doanh, nhắm mốc GDP tăng 7% -
Chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 19/9 -
2 Thông tư gỡ vướng "Pre-funding" có hiệu lực ngay từ 2/11/2024 -
3 Chủ tịch Novaland cam kết sớm bù đắp tổn thất cho khách hàng, đối tác -
4 Thêm tiêu chí chọn nhà đầu tư “siêu” cảng cửa ngõ Sài Gòn -
5 Kiến nghị duyệt Dự án metro số 3 TP. Hà Nội, đoạn ga Hà Nội - Hoàng Mai
- Far Eastern Polytex Vietnam - Nơi làm việc tốt nhất châu Á năm 2024
- Hỗ trợ hơn 100.000 sản phẩm chăm sóc cá nhân cho người dân vùng bão, lũ
- Keppel và Samsung ứng dụng giải pháp công nghệ thông minh trong bất động sản
- SABECO hỗ trợ các tỉnh phía Bắc khắc phục thiệt hại sau bão Yagi
- Vinamilk cùng trẻ em vùng khó khăn, vùng bão lũ vui đón Trung thu
- Đạt mốc 80.013 nhân sự, FPT khẳng định sự tăng trưởng và mở rộng trên toàn cầu