
-
Nước giải khát có đường chính thức chịu thuế tiêu thụ đặc biệt từ 2027
-
Trao quyền huy động vốn xây dựng đường sắt cho Chính phủ: Tiềm ẩn rủi ro nếu thiếu giám sát
-
Lập trung tâm tài chính quốc tế: Bước đi cần thiết để Việt Nam cất cánh
-
Người nổi tiếng khi nhận quảng cáo phải có nghĩa vụ xác minh độ tin cậy của người quảng cáo
-
Chính thức luật hóa quy định tổ chức chính quyền địa phương hai cấp -
Mở rộng đối tượng đóng bảo hiểm thất nghiệp và đối tượng vay vốn hỗ trợ đi làm việc ở nước ngoài
![]() |
Hà Nội đang đối mặt nguy cơ ô nhiễm môi trường khi tiêu hủy lợn mắc bệnh dịch |
Chiều 14/5, tại hội nghị giao ban báo chí thường kỳ do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội thông tin về diễn biến và kết quả công tác phòng, chống bệnh Dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn thành phố.
Tại hội nghị, Chi Cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội Nguyễn Ngọc Sơn cho biết, trên phạm vi cả nước, tính đến ngày 12/5, bệnh Dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại 2.296 xã thuộc 204 huyện của 29 tỉnh, thành phố; làm mắc và tiêu hủy trên 1,2 triệu con lợn (chiếm trên 4% tổng đàn lợn toàn quốc).
Theo lãnh đạo Chi cục Thú y và chăn nuôi Hà Nội, trên địa bàn TP Hà Nội, ổ dịch tả heo châu Phi đầu tiên xuất hiện tại hộ chăn nuôi heo rừng sử dụng thức ăn tận dụng tại phường Ngọc Thụy, quận Gia Lâm ngày 24/2.
Tính đến ngày 13/5, bệnh đã xảy ra tại 7.760 hộ chăn nuôi thuộc 24 quận, huyện, phải tiêu hủy 120.782 con heo (chiếm 6,54% tổng đàn), tổng cộng trên 8.100 tấn.
Chi Cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội nói thêm, việc tiêu hủy số lượng lớn lợn gặp khó khăn trong bố trí quỹ đất, quản lý hố chôn và có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Một số nơi chưa chuẩn bị tốt phương án tiêu hủy nên khi dịch xảy ra gặp nhiều khó khăn trong chọn vị trí, địa điểm tiêu hủy. Việc không tiêu hủy lợn ngay đã làm nảy sinh lây lan bệnh tại khu vực.
Thông tin về kinh phí phòng chống bệnh, Giám đốc Sở NN&PTNT Chu Phú Mỹ khẳng định, UBND thành phố đã có nhiều văn bản chỉ đạo nhất quán, yêu cầu các quận, huyện chủ động bố trí từ nguồn kinh phí dự phòng cho các hoạt động phòng chống bệnh, mua các vật tư như vôi bột, thuốc sát trùng, trang phục bảo hộ...
“Nếu quỹ dự phòng hết thì các quận, huyện đề nghị thành phố cấp tiếp. Kinh phí phòng chống bệnh Dịch tả lợn châu Phi không thiếu”, ông Chu Phú Mỹ khẳng định trước câu hỏi của báo giới nêu, một số địa phương hiện đã hết kinh phí mua vôi bột khử trùng.
Cũng theo Giám đốc Sở NN&PTNT, trước nguy cơ bệnh còn diễn biến phức tạp, kéo dài, thành phố đã đề nghị Chính phủ cho cơ chế để Hà Nội tăng mức hỗ trợ cho người trực tiếp tham gia phòng, chống dịch bệnh.
Ngoài ra, lãnh đạo thành phố cũng yêu cầu các quận, huyện khảo sát, bố trí các vị trí chôn lấp với diện tích lớn để đề phòng trường hợp bệnh xảy ra tại những trang trại chăn nuôi lớn, số lợn phải tiêu hủy lên đến vài ngàn con.

-
Nước giải khát có đường chính thức chịu thuế tiêu thụ đặc biệt từ 2027
-
Trao quyền huy động vốn xây dựng đường sắt cho Chính phủ: Tiềm ẩn rủi ro nếu thiếu giám sát
-
Lập trung tâm tài chính quốc tế: Bước đi cần thiết để Việt Nam cất cánh
-
Người nổi tiếng khi nhận quảng cáo phải có nghĩa vụ xác minh độ tin cậy của người quảng cáo
-
Chính thức luật hóa quy định tổ chức chính quyền địa phương hai cấp -
Mở rộng đối tượng đóng bảo hiểm thất nghiệp và đối tượng vay vốn hỗ trợ đi làm việc ở nước ngoài -
Không cấm giáo viên dạy thêm; giảng viên đại học được điều hành doanh nghiệp -
Hoàn thành sửa 5 điều của Hiến pháp, kết thúc hoạt động cấp huyện từ 1/7/2025 -
Quốc hội thông qua nội dung sửa đổi Hiến pháp, chất vấn 2 bộ trưởng -
Tạo hành lang pháp lý mang tính đột phá cho phát triển đường sắt -
Việt Nam - Hoa Kỳ kết thúc vòng đàm phán thuế quan lần 3
-
VIC đồng hành cùng giải thưởng Hubexo Asia Awards 2025
-
Sunhouse vươn tầm quốc tế từ chất Việt tiên phong
-
Coteccons và Unicons: Hai năm liên tiếp nằm trong top 10 nhà thầu hàng đầu Việt Nam
-
Nhà phố thương mại trong lòng khu công nghiệp - xu hướng tất yếu của tương lai
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Vina Aus Labels - 20 năm tiên phong và sáng tạo trong giải pháp bao bì thân thiện môi trường