
-
Covid-19 “rục rịch” trở lại sau kỳ nghỉ lễ, TP.HCM ghi nhận số ca tăng nhẹ
-
Sự thật đằng sau những tuyên bố của ngành công nghiệp thuốc lá
-
Không để phát sinh thêm thủ tục hành chính khi chuyển tuyến, đăng ký khám chữa bệnh ban đầu
-
Hợp tác chiến lược phát triển dược liệu giữa Long Châu và Viện Công nghệ Tiên tiến
-
Hà Nội đẩy mạnh tuyên truyền chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
UBND TP.Hà Nội vừa có Công văn số 1873/UBND-KGVX về hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá (31/5); Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá (từ ngày 25 đến 31/5/2025) và tăng cường thực thi Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn thành phố.
Để tiếp tục tăng cường thực thi Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá, UBND thành phố yêu cầu các sở, ban, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã tiếp tục chỉ đạo các phòng, ban, cơ quan, đơn vị đưa nội dung phòng, chống tác hại của thuốc lá vào kế hoạch hoạt động hằng năm.
Đặc biệt, các đơn vị đưa quy định cấm hút thuốc lá tại nơi làm việc vào quy chế nội bộ của các cơ quan, đơn vị; treo biển báo cấm hút thuốc tại các địa điểm có quy định cấm hút thuốc.
Đồng thời, thành phố phát huy vai trò của mạng lưới cộng tác viên về phòng, chống tác hại của thuốc lá tại cộng đồng trong việc vận động, hướng dẫn người dân nghiêm túc thực hiện; thường xuyên thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ quy định cấm hút thuốc tại các cơ sở y tế, cơ sở giáo dục, nơi làm việc, khách sạn, nhà hàng và các địa điểm cấm hút thuốc lá khác theo quy định.
UBND Thành phố cũng chỉ đạo tổ chức các hoạt động truyền thông hưởng ứng Ngày Thế giới không khói thuốc lá và Tuần lễ quốc gia không thuốc lá.
Theo đó, các sở, ban, ngành, đoàn thể, cơ quan, xí nghiệp… tổ chức các hoạt động truyền thông, tuyên truyền, phổ biến thông tin đến cán bộ, nhân viên về Ngày Thế giới không thuốc lá được Tổ chức Y tế thế giới phát động với chủ đề “Vạch trần sự hấp dẫn giả tạo” nhằm phơi bày chiến thuật của các tập đoàn thuốc lá trên thế giới trong việc quảng cáo sai sự thật, gây hiểu lầm thuốc lá là sản phẩm không có hại nhằm thu hút người sử dụng, đặc biệt là giới trẻ thông qua các hoạt động, như: Treo băng rôn, khẩu hiệu; tổ chức mít tinh, hội nghị, diễu hành...
UBND Thành phố giao Sở Y tế phối hợp các sở, ban, ngành thực hiện kiểm tra, giám sát và thực thi Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá theo quy định; chỉ đạo các đơn vị, cán bộ trong ngành tiếp tục thực hiện quy định cấm hút thuốc tại nơi làm việc, trong bệnh viện và tại cơ sở y tế.
Các sở, ngành: Văn hóa và Thể thao, Du lịch, Giáo dục và Đào tạo, Công Thương, Khoa học và Công nghệ thực hiện thường xuyên công tác truyền thông về tác hại của việc sử dụng thuốc lá điếu thông thường, thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha, Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá và các quy định xử phạt vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên tờ tin, cổng thông tin điện tử của các sở, ngành.
UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo treo biển cấm hút thuốc lá tại các địa điểm cấm hút thuốc như: Nơi làm việc, cơ sở y tế, trường học, doanh nghiệp, khách sạn, nhà hàng…; thực hiện nghiêm quy định cấm quảng cáo, khuyến mại, tài trợ của các công ty sản xuất, kinh doanh sản phẩm thuốc lá điếu thông thường, thuốc lá nung nóng, thuốc lá điện tử, Shisha...; tuyên truyền và thực hiện các biện pháp ngăn ngừa sử dụng thuốc lá trong hội thảo, hội nghị, các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch và việc hiếu, hỷ.
Theo ước tính sơ bộ của Hội Kinh tế y tế Việt Nam, trong năm 2022, tổng chi phí cho khám chữa bệnh, ốm đau và tử vong sớm do các bệnh liên quan đến thuốc lá là khoảng 108.000 tỷ đồng, tương đương 1,14% GDP năm 2022 - một con số lớn gấp năm lần so với đóng góp từ thuế thuốc lá cho ngân sách.
Mỗi năm, tại Việt Nam có khoảng 104.300 ca tử vong vì các bệnh liên quan đến thuốc lá, trong đó có 85.500 ca do hút thuốc trực tiếp và 18.800 ca do hút thuốc thụ động.
Ths.Phan Thị Hải, Phó Giám đốc Quỹ Phòng, chống tác hại thuốc lá (Bộ Y tế) cũng nhấn mạnh, thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong sớm. Với hơn 7.000 hóa chất độc hại, trong đó có 69 chất gây ung thư, thuốc lá là thủ phạm của ít nhất 25 loại bệnh như ung thư, tim mạch, các bệnh về hô hấp và sinh sản.
Đáng lo ngại hơn, thuốc lá đã và đang tạo ra gánh nặng bệnh tật, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nguồn lao động. Theo bà Hải, hơn 45 triệu người Việt Nam hiện có nguy cơ mắc bệnh và tử vong sớm do tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với thuốc lá.
Phần lớn nạn nhân là những người trong độ tuổi lao động, bị tử vong sớm do các bệnh liên quan đến thuốc lá, làm suy giảm quy mô và chất lượng nguồn lao động cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
-
Hợp tác chiến lược phát triển dược liệu giữa Long Châu và Viện Công nghệ Tiên tiến -
Tin mới y tế ngày 16/5: Phát hiện biến thể ung thư cổ tử cung hiếm gặp do virus HPV -
Hà Nội đưa quy định cấm hút thuốc vào quy chế nội bộ cơ quan, đơn vị -
Hà Nội đẩy mạnh tuyên truyền chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế -
Hà Nội tăng tốc chuyển giao công nghệ y tế tiên tiến -
Nhiều sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe bị thu hồi giấy công bố và quảng cáo -
Bệnh nhân mạn tính được “giải phóng” nhờ chính sách cấp thuốc dài ngày
-
Nhượng quyền dịch vụ quốc tế có “người tiên phong”
-
VietOffice 2025 - Triển lãm của những đột phá
-
K&D Trading - 15 năm xây dựng hệ sinh thái hàng Việt tại Canada, góp phần thúc đẩy hàng Việt Nam ra thế giới
-
Sheraton Hanoi West ra mắt nhiều lựa chọn “Staycation” cho mùa hè 2025
-
Herbalife đồng hành tổ chức Ngày Dinh dưỡng cộng đồng Việt Nam lần 4
-
Honeywell - Công nghệ lọc khí toàn diện cho cuộc sống đô thị