-
Đà Nẵng dành hơn 1.000 tỷ đồng cải tạo môi trường, nâng cấp âu thuyền và cảng cá Thọ Quang -
Hành trình Net Zero cần phải “xanh” từ nhận thức -
Công ty TNHH một thành viên Xổ số kiến thiết Đồng Tháp: Gắn hiệu quả kinh doanh với trách nhiệm xã hội -
Tăng cường ứng dụng máy bay không người lái trong bảo vệ thực vật -
Nông nghiệp đô thị: Giải pháp cân bằng cho cuộc sống -
Cargill và CARE tiếp tục triển khai dự án “Vươn mình”, giúp cải thiện sinh kế cho nông hộ
Hà Nội vừa ban hành quyết định công nhận thêm 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, là Hồng Minh (huyện Phú Xuyên) và Phú Đông (huyện Ba Vì). Năm 2020, Phú Đông đã hoàn thành xây dựng nông thôn mới, sau đó, Phú Đông đã huy động hơn 124 tỷ đồng đầu tư nâng cao các tiêu chí, xây dựng nông thôn mới nâng cao. Đến nay, Phú Đông đã có hệ thống hạ tầng khang trang, đặc biệt là điện, đường, trường, trạm, nhà văn hóa được xây dựng đạt chuẩn...
Trước đó, cuối tháng 5/2024, Thành phố cũng quyết định công nhận 14 xã của huyện Thường Tín và huyện Mê Linh đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023. Trong đó, riêng huyện Thường Tín có 11 xã. Chủ tịch UBND xã Hòa Bình (huyện Thường Tín) Hoàng Văn Thắng cho biết, trong giai đoạn 2019 - 2023, địa phương đã huy động được khoảng 181 tỷ đồng cho xây dựng nông thôn mới nâng cao.
Xã Hồng Minh (huyện Phú Xuyên) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. |
Trong đó, nguồn lực xã hội hóa từ các tổ chức, doanh nghiệp và người dân chiếm gần 14%, số còn lại là nguồn vốn ngân sách nhà nước. Với nguồn lực đầu tư to lớn đó, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của xã Hòa Bình được nâng cấp ngày một đồng bộ, diện mạo nông thôn đổi thay tích cực.
Theo báo cáo của Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội, tính lũy kế đến nay, Thành phố đã có 188 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, chiếm 49,2% tổng số xã toàn thành phố, vượt mục tiêu Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về "Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành Nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021 - 2025" đề ra là: Đến năm 2025 có ít nhất 40% tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
Mặc dù đến thời điểm này, Hà Nội đã vượt chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới nâng cao ở cấp xã, các địa phương trên địa bàn thành phố vẫn tiếp tục thể hiện quyết tâm lớn, đặt mục tiêu vượt qua các chỉ tiêu đã đề ra.
Theo Phó chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ Đỗ Hoàng Anh Châu, tính đến cuối năm 2023, toàn huyện đã có 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020 - 2025, vốn chỉ đặt ra cho 3 xã. Trong năm 2024, Thành phố giao nhiệm vụ cho huyện chỉ đạo 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Tuy nhiên, huyện Chương Mỹ đã xây dựng kế hoạch và chỉ đạo 5 xã phấn đấu đạt chuẩn, vượt mức chỉ tiêu ban đầu.
Ngay từ đầu năm, Ban Chỉ đạo Chương trình số 07-CTr/HU của Huyện ủy Chương Mỹ về việc “Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, gắn với cơ cấu lại ngành Nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân giai đoạn 2021 - 2025” đã ban hành kế hoạch hành động cụ thể.
Đồng thời, Ban Chỉ đạo đã kiện toàn các thành viên và tổ công tác hỗ trợ khi có sự thay đổi về công tác cán bộ. Các ngành chuyên môn của huyện cũng đã kiểm tra, đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chí nông thôn mới nâng cao tại 5 xã.
Tại huyện Ứng Hòa, đến hết năm 2023, huyện có 9 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Năm 2024, huyện đang tập trung để thêm 7 xã đạt chuẩn. Để thực hiện mục tiêu này, huyện Ứng Hòa tiếp tục ưu tiên nguồn lực đầu tư hạ tầng đạt chuẩn tại các xã; đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động doanh nghiệp và người dân đóng góp tiền bạc, vật tư, công lao động, và đất đai.
Theo đó, các nguồn lực này sẽ được sử dụng để phát triển sản xuất, chỉnh trang nhà cửa, xây dựng đường giao thông, hệ thống thủy lợi nội đồng, cùng với các công trình y tế, giáo dục, văn hóa và xử lý môi trường tại cơ sở.
Ông Nguyễn Văn Định, Phó chủ tịch UBND huyện Ứng Hòa cũng kiến nghị UBND Thành phố tiếp tục quan tâm hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng hạ tầng thiết yếu như giao thông, thủy lợi, và trường học đạt chuẩn quốc gia. Đặc biệt, huyện mong muốn nhận được sự hỗ trợ cho các xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu trong năm 2024.
Ông Ngọ Văn Ngôn, Phó chánh Văn phòng chuyên trách Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội cho biết, mục tiêu của Thành phố trong năm 2024 là có ít nhất 40 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Do đó, các địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền với phương châm đa dạng, thường xuyên và có trọng điểm, nhằm huy động nội lực, khơi dậy tinh thần đoàn kết, trách nhiệm và sự đồng thuận của nhân dân trong quá trình thực hiện.
-
Đà Nẵng dành hơn 1.000 tỷ đồng cải tạo môi trường, nâng cấp âu thuyền và cảng cá Thọ Quang -
Hà Nội hỗ trợ giống, vật tư cho nông dân bị thiệt hại do cơn bão số 3 -
Hành trình Net Zero cần phải “xanh” từ nhận thức -
Công ty TNHH một thành viên Xổ số kiến thiết Đồng Tháp: Gắn hiệu quả kinh doanh với trách nhiệm xã hội
-
Tăng cường ứng dụng máy bay không người lái trong bảo vệ thực vật -
Báo động về ô nhiễm nhựa trên thế giới -
Nông nghiệp đô thị: Giải pháp cân bằng cho cuộc sống -
Cargill và CARE tiếp tục triển khai dự án “Vươn mình”, giúp cải thiện sinh kế cho nông hộ -
“Gieo mầm Thiện tâm” quyên góp gần 21,6 tỷ đồng hỗ trợ tái thiết trường học vùng bão lũ -
Chậm phát triển bền vững do khó tiếp cận tín dụng xanh -
Quảng Trị đề xuất dự án hạ tầng phát triển vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng
- ROX Group là “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” 4 năm liên tiếp
- Nuôi heo Japfa là muốn nuôi tiếp
- Cộng đồng góp 1, Vinamilk góp thêm 1 nhân đôi hỗ trợ học sinh các tỉnh thiên tai
- Công trình xanh cao tầng với chiến lược phát triển nhà ở đảm bảo chất lượng không gian sống và lợi ích môi trường
- BASF Việt Nam: 30 năm hợp tác phát triển bền vững bằng giải pháp tiên tiến
- CXP Best Customer Experience Awards 2024: Sẵn sàng khởi động tại Việt Nam