-
Lai Châu xúc tiến du lịch tại Đà Nẵng -
Quảng Nam đăng cai tổ chức Hội nghị quốc tế về du lịch nông thôn -
Chủ tịch tỉnh Bình Định mong sớm thiết kế combo du lịch giữa Thái Lan và Bình Định -
IHG cam kết hỗ trợ tham vọng vươn lên trở thành điểm đến du lịch hàng đầu thế giới của Việt Nam -
Xúc tiến, quảng bá, kết nối du lịch Đồng bằng sông Cửu Long tại Quảng Ninh -
Kích cầu du lịch “Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa”
Đoàn khảo sát do HPA tổ chức tại huyện Ứng Hòa, Hà Nội. (Ảnh: Linh Tâm) |
Tiềm năng còn bỏ ngỏ
Ngày 7/4, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Hà Nội (HPA) tổ chức Đoàn khảo sát và Tọa đàm xây dựng sản phẩm du lịch tại huyện Ứng Hòa (Hà Nội)
Chia sẻ về tiềm năng phát triển du lịch tại địa phương, Lãnh đạo Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Ứng Hòa cho biết: Huyện Ứng Hòa nằm ở phía Tây của Thành phố Hà Nội, là một vùng đất giàu truyền thống lịch sử văn hoá. Trên địa bàn huyện có 433 di tích; trong đó có 68 di tích được xếp hạng cấp Quốc gia và 105 di tích được xếp hạng cấp Thành phố.
Nổi bật phải kể đến An toàn khu xứ ủy Bắc Kỳ (chùa Chòong, xã Trầm Lộng, giữa năm 1942, là Trung tâm An toàn khu (ATK) của Xứ ủy Bắc Kỳ, nơi bảo vệ an toàn các cơ quan đầu não và các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng về hoạt động để chỉ đạo phong trào cách mạng toàn miền Bắc.
Bên cạnh đó, huyện Ứng Hoà còn có Bảo tàng và tượng đài Khu Cháy, xã Đồng Tân, khu du kích đầu tiên của tỉnh Hà Đông (cũ); Bảo tàng quê hương chiếc gậy Trường Sơn, xã Hòa Xá, nơi lưu giữ những kỷ vật, đồ vật gắn với chiến tranh chống Mỹ cứu nước một thời.
Đặc biệt, hầu hết các di tích xếp hạng cấp Quốc gia đều là những di tích lịch sử, văn hóa có từ lâu đời với kiến trúc cổ kính, nổi bật như: Đình Hoàng Xá, thị trấn Vân Đình (xếp hạng di tích Quốc gia năm 1962); chùa Trần Đăng, xã Hoa Sơn (xếp hạng di tích cấp Quốc gia năm 1988), Đền Hữu Vĩnh, xã Hồng Quang (xếp hạng di tích cấp Quốc gia năm 1991); …
Huyện Ứng Hòa còn có 64 lễ hội truyền thống, trong đó có những lễ hội mang tầm vóc Quốc gia như lễ hội Đền Đức Thánh Cả, xã Hồng Quang.
Huyện Ứng Hòa có 28 xã, 1 thị trấn với 138 làng, trong đó có 21 làng nghề được UBND Thành phố công nhận như: chẻ tăm hương, giày dép da, dệt may, sơn mài, tre đan, giang đan, guột tế, rèn, khảm trai…
Đoàn khảo sát đền Đức Thánh Cả. (Ảnh: Linh Tâm) |
Huyện có 41 cơ sở kinh doanh lưu trú đang hoạt động, với 1 khách sạn 3 sao; 40 nhà nghỉ.
Ẩm thực Vân Đình đã có từ lâu đời với nhiều món ăn ngon, hấp dẫn, nổi bật là các món ẩm thực về vịt cỏ Vân Đình.
Hiện, huyện Ứng Hoà đã chủ động xây dựng 2 tuyến du lịch. Tuyến 1, tham quan Di tích Nhà bảo tàng khu Cháy, Đồng Tân – khu di tích Chùa Chòong, Đền Đông, Trầm Lộng – khu lưu niệm xóm Cộng Hòa, Viên Đình, thăm và tìm hiểu xuất sứ nghề làm đàn thôn Đào Xá, xã Đông Lỗ – nghề may áo dài Trạch Xá, xã Hòa Lâm.
Tuyến 2, thăm Nhà bảo tàng Chiếc gậy Trường Sơn, xã Hòa Xá – cảnh quan sông Đáy và đền Đức Thánh Cả, xã Hồng Quang - đình Hoàng Xá, Thị trấn Vân Đình (di tích đặc biệt xếp hạng 1962) và thưởng thức đặc sản vịt Vân Đình.
Để phát triển ngành kinh tế xanh, huyện Ứng Hoà đã quy hoạch phát triển khu du lịch tâm linh đền Đức Thánh Cả; khu du lịch làng nghề may áo dài Trạch Xá; khu du lịch sinh thái Làng Choòng; khu ẩm thực Vân Đình trở thành điểm du lịch đạt chuẩn đón du khách.
Tuy nhiên, hiện những nguồn lực đó còn đang bị bỏ ngỏ, lượng du khách đến huyện Ứng Hòa còn nhỏ giọt, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh.
Liên kết sản phẩm, dịch vụ theo 3 tuyến chính
Là người có 15 năm gắn bó với du lịch nông thôn, làng nghề, ông Ngô Quý Đức, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông thôn cho rằng, các công ty du lịch có thể tổ chức tour trải nghiệm đạp xe, tìm hiểu nghề may áo dài, học kỹ thuật đơn giản do nghệ nhân hướng dẫn tại Làng Trạch Xá trong nửa ngày.
“Tuy nhiên, để thu hút du khách, huyện Ứng Hòa cần đầu tư cho Trạch Xá phòng trưng bày, nơi nghỉ ngơi cho du khách. Với làng Đào Xá, có thể làm sản phẩm kích thước nhỏ để du khách mua làm quà lưu niệm. Làng Quảng Phú Cầu phù hợp với các tour chụp ảnh, tuy nhiên vấn đề vệ sinh môi trường ở đây cần được cải thiện ngay”, ông Đức chia sẻ.
Đoàn khảo sát làng nghề may áo dài Trách Xá. (Ảnh: Linh Tâm) |
“Hiến kế” để du lịch Ứng Hòa “cất cánh” ông Nguyễn Hồng Nguyên, Trưởng phòng Hướng dẫn viên Công ty Hanoitourist cho rằng, huyện Ứng Hoà cần liên kết sản phẩm, dịch vụ theo vùng, theo 3 tuyến chính gồm: Hà Nội - chùa Hương; Hà Nội - chùa Tam Chúc (Hà Nam) và tuyến Hà Nội - Cúc Phương (Ninh Bình).
Để thu hút du khách nước ngoài, huyện Ứng Hòa cần quy hoạch và nâng cấp hạ tầng, cảnh quan ở hai làng nghề hương Quảng Phú Cầu và làng nghề áo dài Trạch Xá để du khách đến trải nghiệm, khám phá. Đặc biệt, làng nghề áo dài Trạch Xá có thể học tập cách làm của Hội An là may, đo áo dài chỉ trong 30 phút phục vụ du khách.
Bên cạnh đó, cần cải tạo, nâng cấp Bảo tàng Chiếc gậy Trường Sơn đàng hoàng, khang trang hơn để thu hút cả khách nội địa và quốc tế, bởi giá trị lịch sử, văn hóa còn lưu giữ được tại đây rất độc đáo.
Để thu hút du khách trong nước, ngoài những giải pháp trên, ông Nguyên cho rằng, huyện Ứng Hoà cần đẩy mạnh du lịch nông nghiệp và du lịch tâm linh. Về du lịch nông nghiệp, ngoài đặc sản vịt cỏ Vân Đình cần quảng bá các sản phẩm OCOP khác nữa như gạo Khu Cháy, cá... Còn du lịch tâm linh điểm nhấn là đền Đức Thánh Cả kết hợp du lịch chùa Hương (Mỹ Đức).
Ông Nguyễn Hữu Việt, Trưởng phòng Xúc tiến Du lịch (HPA) cho biết, trong năm 2022, HPA sẽ tổ chức nhiều lễ hội du lịch. Ông Việt đề nghị huyện tham gia một gian hàng quảng bá các sản phẩm du lịch, sản phẩm OCOP của địa phương tại Lễ hội Du lịch Hà Nội (diễn ra từ 13/5-15/5); tham gia 2 gian hàng tại Lễ hội ẩm thực gồm gian hàng giới thiệu, trình diễn may áo dài và gian hàng ẩm thực vịt cỏ Vân Đình tại Liên hoan ẩm thực và du lịch làng nghề Hà Nội (diễn ra từ 18/5-22/5). Song song với đó, tại làng nghề Trạch Xá có thể phát triên một vài cơ sở thành điểm đến hấp dẫn để du khách trải nghiệm may đo áo dài trực tiếp.
Đoàn khảo sát Bảo tàng Chiếc gậy Trường Sơn. (Ảnh: Linh Tâm) |
Tại Toạ đàm, các doanh nghiệp còn cho rằng, muốn tạo sức hút với du khách, huyện Ứng Hòa cần có biểu tượng du lịch; đầu tư dịch vụ homestay, tổ chức trải nghiệm chợ nổi vì địa phương có nhiều ao, hồ đẹp; nâng cấp toàn bộ hạ tầng phục vụ du khách…
Phát biểu tại tọa đàm, ông Bùi Duy Quang, Phó giám đốc HPA cho biết, năm 2022, HPA xây dựng kế hoạch khảo sát du lịch tại tất cả các quận, huyện trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Ứng Hòa là huyện thứ 5 trong chương trình.
Ông Quang cho rằng, huyện Ứng Hòa có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, nhưng địa phương cần xây dựng những sản phẩm khác biệt, gắn với khai thác các giá trị văn hoá, lịch sử, cảnh quan, làng nghề, nông nghiệp… “Tôi mong muốn thông qua hoạt động du lịch, thu nhập của người dân, giá trị sản xuất nông nghiệp, thương mại, dịch vụ trên địa bàn huyện phải tăng gấp 2 – 3 lần”, ông Quang mong mỏi.
Để mời gọi du khách, ông Quang cho rằng, huyện Ứng Hòa cần đầu tư xứng tầm cho hạ tầng phục vụ du lịch. Cần xác định thị trường khách du lịch của mình là đối tượng nào, dòng khách nào? Từ đó khai thác tối đa tiềm năng vốn có nhất là đặc thù của huyện thuần nông để xây dựng các tour 1 - 2 ngày hấp dẫn.
“Thị trường du khách Hà Nội rất rộng lớn với 10 triệu dân, 3 triệu gia đình cũng rất lớn, đầy tiềm năng để huyện Ứng Hòa khai thác”, ông Quang gợi mở và cho rằng, huyện Ứng Hòa cũng cần đưa nét văn hóa, dân ca, dân vũ đặc sắc của địa phương phục vụ du khách vào buổi tối. Đồng thời, phải có cơ chế, chính sách thông thoáng, “trải thảm” mời gọi các doanh nghiệp du lịch, các nhà đầu tư vào hạ tầng phục vụ du lịch, các hoạt động trải nghiệm, vui chơi, giải trí tại huyện.
Sau chương trình khảo sát, ông Quang đề nghị các doanh nghiệp lữ hành phối hợp với huyện Ứng Hòa xây dựng sản phẩm, tour du lịch, mời gọi, thu hút du khách đến địa phương và kết nối các khu, điểm du lịch trên địa bàn Ứng Hoà với các điểm du lịch trên địa bàn Thành phố.
Trong chương trình, Đoàn đã khảo sát các điểm: Bảo tàng Chiếc gậy Trường Sơn; đền Đức Thánh Cả; làng may áo dài Trạch Xá; An toàn khu khu xứ ủy Bắc Kỳ và Nhà Diều xã Trầm Lộng;…
-
Xúc tiến, quảng bá, kết nối du lịch Đồng bằng sông Cửu Long tại Quảng Ninh -
Kích cầu du lịch “Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa” -
Nghỉ dưỡng Sa Pa mùa săn mây ở đâu để tận hưởng trọn những ngày đẹp nhất năm? -
Sắp diễn ra Tuần lễ Du lịch - Thương mại TP.HCM và Đồng bằng sông Cửu Long -
Đà Nẵng lần đầu tổ chức Lễ hội Giáng sinh - Chào năm mới 2025 -
Cam Ranh - Chương mới của du lịch chủ động và ngắn ngày -
Tìm giải pháp liên kết phát triển sản phẩm du lịch của Cụm phía Đông ĐBSCL
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025