Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 20 tháng 04 năm 2024,
Hà Nội khẩn cấp ứng phó với nguy cơ bùng phát dịch sốt xuất huyết
Nga Nguyễn - 27/03/2019 11:07
 
Sở Y tế Hà Nội nhận định, trước tình hình sốt xuất huyết có dấu hiệu tăng cao, Sở yêu cầu các đơn vị không được chủ quan và chủ động lên phương án phòng, chống dịch bệnh. Đồng thời, triển khai các chiến dịch vệ sinh môi trường diệt bọ gậy và phun hóa chất diệt muỗi truyền bệnh.

Theo báo cáo về tình hình dịch bệnh của Sở Y tế Hà Nội, từ đầu năm đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 554 trường hợp mắc sởi, 150 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 158 trường hợp mắc tay chân miệng và 46 trường hợp mắc ho gà, nhưng chưa có trường hợp tử vong. Tuy nhiên, số ca mắc sốt xuất huyết và ho gà chưa có dấu hiệu dừng lại.

Muỗi được xem là nguyên nhân truyền bệnh sốt xuất huyêt
Muỗi được xem là nguyên nhân truyền bệnh sốt xuất huyêt

Theo các chuyên gia y tế, chiếu theo quy luật thông thường từ tháng 6 đến tháng 8 hằng năm, dịch bệnh sốt xuất huyết mới xuất hiện. Đỉnh dịch thường rơi vào tháng 9 đến tháng 11. Tuy nhiên, hiện nay mới tháng 3 nhưng dịch bệnh sốt xuất huyết đã gia tăng.

Ông Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội nhận định, trước tình hình bệnh sốt xuất huyết có dấu hiệu tăng cao, Sở yêu cầu các quận, huyện, thị xã và phường, xã, thị trấn không được chủ quan và chủ động lên phương án phòng, chống dịch bệnh.

Đồng thời, Sở Y tế đã chỉ đạo Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã tham mưu cho chính quyền huy động lực lượng và nguồn lực triển khai các chiến dịch vệ sinh môi trường diệt bọ gậy và phun hóa chất diệt muỗi truyền bệnh.

Ông Hạnh cho biết, hiện các đơn vị đã tăng cường công tác giám sát côn trùng và giám sát véc tơ truyền bệnh. Qua việc tiếp tục giám sát tại 24 điểm nguy cơ trong tuần qua cho thấy, hiện các chỉ số lăng quăng, bọ gậy và muỗi truyền bệnh còn ở ngưỡng thấp.

Để hạnh chế tác hại, biến chứng nguy hiểm của sốt xuất huyết, các chuyên gia y tế khuyến cáo người dân không người chủ quan, không đi khám hoặc tự điều trị tại nhà do bệnh này khá giống với một số loại sốt do vi rút khác dễ nhầm lần. Thậm chí, có trường hợp tự ý truyền dịch và dùng kháng sinh, điều này có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Bác sỹ Đỗ Thiện Hải, Phó trưởng Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương cho rằng, dù sốt xuất huyết là bệnh tự khỏi trong vòng 7 ngày nhưng khoảng 5% bệnh nhân có biểu hiện nặng như chảy máu hoặc thoát huyết tương gây sốc nặng do giảm thể tích, nếu không chữa trị kịp thời sẽ có nguy cơ tử vong.

Do đó, bác sỹ Hải khuyến cáo, người bệnh khi thấy các triệu chứng sốt cao đột ngột liên tục 39-40 độ C, kéo dài 2- 7 ngày, đau đầu, đau người kèm các dấu hiệu phát ban, nổi hạch, xuất huyết dưới da, chảy máu cam, chảy máu chân răng... nên đến bệnh viện khám để xác định sớm và điều trị kịp thời.

[Infographic] Bệnh sán dây lợn và các biện pháp phòng bệnh
Tập quán ăn uống, ăn thịt lợn chưa nấu chín là cơ hội cho trứng sán dây, nang sán xâm nhập, ký sinh trong cơ thể, gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư