
-
Quy hoạch bảo quản, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt An toàn khu (ATK) Chợ Đồn
-
Cần Thơ: Khan hiếm cát san lấp, cần sớm có nguồn bổ sung
-
Đề xuất dùng vốn nhà nước vào Dự án Khôi phục đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt
-
Hé lộ phương án đề xuất mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành
-
Đà Nẵng: Dự án khu công nghệ sinh học giai đoạn 2 sẽ hoàn thành trong tháng 6/2024 -
Đồng Tháp thúc đẩy hợp tác đầu tư và thương mại với Nhật Bản
![]() |
Ảnh minh họa. Nguồn TTXVN |
Trong giai đoạn 1, Dự án xây dựng cầu Vĩnh Tuy đã hoàn thành một cầu phía thượng lưu với bề rộng mặt cắt ngang 19,2 m và đường dẫn 2 đầu cầu từ năm 2010 với tổng mức đầu tư 3.597 tỷ đồng.
Theo kế hoạch đặt ra, cầu Vĩnh Tuy 2 sẽ có chiều dài khoảng 3.504m, bề rộng 19,2 m; tổng mức đầu tư khoảng 2.561 tỷ đồng bằng nguồn vốn đầu tư ngân sách TP, hoàn thành trong giai đoạn 2013 - 2015.
Tuy nhiên, Dự án đã phải đình giãn, hoãn tiến độ thực hiện với lý do thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách Nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ.
Mặt khác, hiện Hà Nội đang chỉ đạo triển khai thực hiện đầu tư mở rộng tuyến đường Vành đai 2, đoạn Ngã Tư Sở - cầu Vĩnh Tuy theo quy hoạch (bao gồm cả mở rộng mặt cắt dưới đất và xây dựng đường trên cao).
Dự kiến, lưu lượng các phương tiện tham gia giao thông tập trung về cầu Vĩnh Tuy sẽ ngày càng tăng, nhất là sau khi tuyến đường Vành đai 2, đoạn Ngã Tư Sở - cầu Vĩnh Tuy hoàn thành, đưa vào khai thác, sử dụng.
Do đó, UBND TP Hà Nội đã xác định Dự án đầu tư xây dựng cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 là một trong những công trình trọng điểm giai đoạn 2016 - 2020; chấp thuận cho điều chỉnh hình thức đầu tư theo hợp đồng BT.
Báo cáo UBND TP Hà Nội cũng nêu rõ, theo quy định Chính phủ, nhà đầu tư được lựa chọn thực hiện Dự án sẽ hoàn trả các chi phí lập, thẩm định, phê duyệt đề xuất dự án, báo cáo nghiên cứu khả thi...
Cơ quan lập Dự án cũng đã đề xuất sử dụng quỹ đất đối ứng còn dư của dự án xây dựng nút giao thông trung tâm quận Long Biên theo hình thức hợp đồng BT bao gồm khai thác quỹ đất 34 ha tại xã Dương Xá và 78,4 ha tại xã Đông Dư (huyện Gia Lâm); quỹ đất tại các phường Long Biên và Cự Khối (quận Long Biên) với quy mô diện tích khoảng 320 ha; quỹ đất bổ sung thêm khoảng 135 ha ngoài bãi sông Hồng, về cơ bản có khả năng cân đối với giá trị công trình BT.
Như vậy, Dự án đủ điều kiện chuyển đổi hình thức đầu tư theo quy định tại Điều 15, Nghị định số 15/2015/NĐ -CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ.
Do tính cấp thiết của dự án, UBND TP Hà Nội đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét chấp thuận chủ trương chuyển đổi hình thức đầu tư Dự án theo hình thức đối tác công tư - PPP, hợp đồng BT.
Đồng thời, UBND TP Hà Nội cũng đề nghị Thủ tướng cho phép được lựa chọn nhà đầu tư theo cơ chế đặc thù để đàm phán, ký kết hợp đồng dự án và chịu trách nhiệm hoàn toàn về kết quả lựa chọn; cho phép nhà đầu tư được lựa chọn hoàn thiện báo cáo nghiên cứu khả thi, trình phê duyệt điều chỉnh đồng thời với phê duyệt phương án chuyển đổi hình thức đầu tư dự án.
Dự kiến, nếu được Thủ tướng chấp thuận, UBND TP Hà Nội sẽ chỉ đạo hoàn thiện thủ tục để có thể khởi công Dự án trong năm 2017.

-
Đà Nẵng: Dự án khu công nghệ sinh học giai đoạn 2 sẽ hoàn thành trong tháng 6/2024 -
Đồng Tháp thúc đẩy hợp tác đầu tư và thương mại với Nhật Bản -
Đổi chủ đầu tư Dự án thu gom xử lý nước thải tập trung TP. Quảng Ngãi -
Xác định quy mô lập quy hoạch sân golf Cam Lộ - Quảng Trị -
Đắk Lắk yêu cầu nghiên cứu giao chỉ tiêu cụ thể về thu hút đầu tư -
Quy hoạch bến cảng tiếp nhận tàu hàng lỏng/khí đến 150.000 tấn ngoài khơi cửa Trà Lý -
Xác định danh tính nhà đầu tư thực hiện Dự án Cảng hàng không Quảng Trị
-
Epson ra mắt Trung tâm giải pháp văn phòng mới hiện thực hóa đầu tư bền vững
-
Bí Kíp Vàng – Tự hào 5 năm đồng hành cùng nông dân Việt Nam trên nền tảng số
-
AB InBev giữ vững sức hút Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
-
Generali duy trì đà tăng trưởng liên tục trong hoạt động kinh doanh
-
CEO Nghiêm Thị Huệ - Xây dựng thương hiệu bằng chữ “Tâm” vươn Tầm quốc tế
-
Phiêu lưu trong thế giới của 1664 Blanc và khám phá những bất ngờ hứng khởi