-
Điểm danh 4 thị trường ASEAN điều tra hàng Việt nhiều nhất -
Xây dựng chiến lược sales và marketing bắt kịp xu hướng bền vững -
Hải Phòng bàn giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp ổn định sản xuất sau bão số 3 -
VCCI đề xuất nhiều chính sách để doanh nghiệp nhanh chóng tái thiết sau bão lũ -
Doanh nghiệp đề xuất giảm tổng nguồn xăng dầu phân giao cho năm 2024 -
Chủ tịch Novaland cam kết sớm bù đắp tổn thất cho khách hàng, đối tác
Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung phát biểu tại Hội nghị “Hà Nội 2016 - Hợp tác đầu tư và phát triển” |
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung khẳng định đây là Hội nghị rất có ý nghĩa khi Chính phủ quyết tâm thực hiện Chính phủ kiến tạo, hành động, tạo động lực mới cho sự tăng trưởng.
Thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, trong một năm vừa qua, Hà Nội đã chỉ đạo quyết liệt bằng những việc làm cụ thể như: Tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư vào ngày 4-6-2016 để lắng nghe các ý kiến của doanh nghiệp, trên cơ sở đó tập trung tháo gỡ cho doanh nghiệp; rà soát lại tất cả các thủ tục hành chính của các sở, ban, ngành để trên cơ sở đó cắt giảm, thu gọn các thủ tục hành chính. Có những sở, ban, ngành đã cắt giảm 60- 70%; xây dựng và tin học hóa để tăng các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 trên địa bàn thành phố. Hiện nay việc đăng ký thành lập doanh nghiệp qua mạng đạt trên 70%.
Hà Nội cũng đã tổ chức hội nghị kết nối cung cầu liên kết giữa các vùng để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp liên kết tiêu thụ hàng hóa; tổ chức kết nối ngân hàng và các doanh nghiệp để tiếp cận các nguồn vốn; thường xuyên tổ chức gặp gỡ trực tiếp các doanh nghiệp trong và ngoài nước để lắng nghe các vướng mắc, khó khăn, từ đó tập trung tháo gỡ; tổ chức hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong xúc tiến đầu tư và giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ trong và ngoài nước; đào tạo kiến thức cho chủ các doanh nghiệp liên quan đến quản trị doanh nghiệp; quản lý về tài chính.
Thành phố cũng tổ chức chấn chỉnh tư thế, tác phong phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức với tinh thần lấy doanh nghiệp và người dân là đối tượng để phục vụ. Đặc biệt, năm 2017 là năm kỷ cương hành chính, xây dựng các bộ quy chế làm cơ sở đánh giá sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp, để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ, công chức, sở, ban, ngành của thành phố...
Với hàng loạt các biện pháp đồng bộ như trên, năm 2016, GRDP của thành phố đạt 8,2%, cao nhất trong 6 năm trở lại đây; thu ngân sách của thành phố đạt gần 187 nghìn tỷ đồng, bằng 110,3% dự toán; số doanh nghiệp tăng nhanh chóng và thu hút đầu tư có sự đột phá; vốn đăng ký ngoài ngân sách đã thu hút được 439,2 nghìn tỷ đồng, cao nhất từ trước đến nay; có 22.686 doanh nghiệp được thành lập mới với số vốn đăng ký đạt hơn 232,7 nghìn tỷ dồng, tăng 63% so với năm 2015; gần 22 triệu khách du lịch đến Hà Nội, trong đó có 4,15 triệu du khách quốc tế.
Từ đầu năm 2017 đến nay, với hơn 9.000 doanh nghiệp được thành lập mới, nâng tổng số doanh nghiệp trên địa bàn thành phố lên hơn 216,5 nghìn doanh nghiệp, TP Hà Nội đã quyết liệt thực hiện giảm các thủ tục đăng ký kinh doanh, tăng tỷ lệ đăng ký kinh doanh qua mạng đạt trên 70%.
Bên cạnh đó, thành phố tập trung triển khai, bảo đảm các điều kiện hạ tầng kỹ thuật, một số dịch vụ công trực tuyến được duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động.
Với tinh thần thực hiện thông điệp của Chính phủ, đại diện cho chính quyền TP Hà Nội, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung khẳng định và cam kết Hà Nội sẽ hành động vì doanh nghiệp, xây dựng chính quyền phục vụ, lấy sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp làm tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc.
Để hoàn thành mục tiêu này, Hà Nội tập trung vào 5 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm là thành phố tiếp tục tăng cường đối thoại giữa chính quyền và doanh nghiệp; kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp; tạo chuyển biến mạnh mẽ về xây dựng nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, năng động, phục vụ tốt nhất cho người dân và doanh nghiệp; thực hiện tốt năm kỷ cương hành chính, chuyển biến căn bản về xây dựng chính quyền điện tử; hướng tơi xây dựng thành phố thông minh, số hóa đồng bộ số liệu của các sở, ngành, quận, huyện; hoàn thành xây dựng phần mềm cơ sở dữ liệu cốt lõi về dân cư, đất đai, tư pháp...
Hà Nội sẽ đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường nguồn lực, đất đai, nguồn nhân lực chất lượng cao, khoa học và công nghệ phù hợp với cam kết hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp; thực hiện công khai minh bạch toàn bộ các quy hoạch ngành, quy hoạch phân khu, quy hoạch kế hoạch sử dụng đất nhằm minh bạch hóa cách tiếp cận nguồn lực đất đai, mặt bằng sản xuất; triển khai có hiệu quả chương trình kết nối ngân hàng, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn, tăng cường hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực hướng tới đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế; đồng thời đồng hành cùng doanh nghiệp quan tâm đến phúc lợi người lao động như: Hỗ trợ xây dựng nhà ở, trường học trong khu công nghiệp, đổi mới căn bản khâu xúc tiến đầu tư thương mại du lịch; đồng hành cùng doanh nghiệp trong tìm kiếm mở rộng thị trường xây dựng thương hiệu, tiếp cận công nghệ tiên tiến của thế giới...
Phát huy vai trò của hiệp hội doanh nghiệp, thành phố sẽ là cầu nối giữa doanh nghiệp đến cơ quan quản lý nhà nước; coi các hiệp hội doanh nghiệp như cánh tay nối dài của thành phố trong việc tập trung phát triển doanh nghiệp, phấn đấu đến năm 2020 thành phố có 400.000 doanh nghiệp.
Cũng tại Hội nghị, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung nêu ra một số đề xuất với Chính phủ, như khi triển khai các Nghị quyết tại Hội nghị Trung ương 5 (khóa XII) cần hạn chế các phương thức đặt hàng dịch vụ công ích, tiến tới chuyển đổi toàn bộ sang cơ chế đấu thầu và chuyển toàn bộ các doanh nghiệp, đơn vị công ích trực thuộc các Bộ, tỉnh, thành phố quản lý sang cơ chế doanh nghiệp tư nhân nhằm tạo sự bình đẳng, cạnh tranh trong hoạt động của các doanh nghiệp, từ đó tạo ra khâu đột phá trong quản lý và môi trường kinh doanh bình đẳng trong các doanh nghiệp tham gia vào tất cả các lĩnh vực dịch vụ công của bộ máy hành chính.
Thành phố đề xuất Chính phủ chỉ đạo rà soát lại các thủ tục cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, chỉ những doanh nghiệp nào Nhà nước cần nắm giữ thì để, còn lại doanh nghiệp nào không cần nắm giữ thì cổ phần hóa 100% nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư vốn nhanh chóng và tự do phát triển sau khi cổ phần hóa.
Chính phủ cũng cần có cơ chế hỗ trợ mạnh mẽ hơn nữa cho các doanh nghiệp trong tiếp nhận, chuyển giao mua bán công nghệ mới của thế giới nhằm giúp doanh nghiệp mở rộng sản xuất, nâng cao năng suất lao động và sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước.
Cũng nhân dịp này, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung đề xuất Chính phủ cho phép Hà Nội thí điểm xây dựng mạng dùng chung quản lý toàn bộ doanh nghiệp cũng như hệ thống bán lẻ cho tất cả các hộ kinh doanh, trong đó hệ thống quản lý thuế chung với hệ thống quản lý thuế của Bộ Tài chính.
-
Doanh nghiệp đề xuất giảm tổng nguồn xăng dầu phân giao cho năm 2024 -
Bytes for Future góp phần nâng cao kiến thức công nghệ thông tin cho các em học sinh Việt Nam -
Chủ tịch Novaland cam kết sớm bù đắp tổn thất cho khách hàng, đối tác -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 18/9/2024 -
Các hãng bay phấp phỏng trong mùa thấp điểm -
Doanh nghiệp dồn lực cho sản xuất sau bão -
Nhà đầu tư Nhật Bản đẩy mạnh các thương vụ hợp tác chiến lược tại Việt Nam
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 19/9 -
2 Thông tư gỡ vướng "Pre-funding" có hiệu lực ngay từ 2/11/2024 -
3 Chủ tịch Novaland cam kết sớm bù đắp tổn thất cho khách hàng, đối tác -
4 Thêm tiêu chí chọn nhà đầu tư “siêu” cảng cửa ngõ Sài Gòn -
5 Kiến nghị duyệt Dự án metro số 3 TP. Hà Nội, đoạn ga Hà Nội - Hoàng Mai
- Far Eastern Polytex Vietnam - Nơi làm việc tốt nhất châu Á năm 2024
- Hỗ trợ hơn 100.000 sản phẩm chăm sóc cá nhân cho người dân vùng bão, lũ
- Keppel và Samsung ứng dụng giải pháp công nghệ thông minh trong bất động sản
- SABECO hỗ trợ các tỉnh phía Bắc khắc phục thiệt hại sau bão Yagi
- Vinamilk cùng trẻ em vùng khó khăn, vùng bão lũ vui đón Trung thu
- Đạt mốc 80.013 nhân sự, FPT khẳng định sự tăng trưởng và mở rộng trên toàn cầu