-
Vingroup và Bệnh viện Bạch Mai hợp tác toàn diện, thúc đẩy mô hình bệnh viện xanh -
Khoảng 20% người Việt sống chung với bệnh lý viêm xoang -
Hà Nội phấn đấu 100% các trường học có phòng y tế riêng -
Mối lo ngại về an toàn thực phẩm trước cổng trường học -
Bộ Y tế ban hành thông tư về thanh toán dịch vụ kỹ thuật thuộc phạm vi bảo hiểm y tế -
Qua thanh, kiểm tra, phát hiện nhiều vi phạm an toàn thực phẩm
Mới chỉ sử dụng hết gần 9% “công suất” giường cách ly
Hiện nay, toàn Thành phố Hà Nội có 135 cơ sở cách ly có quyết định thành lập, có khả năng tiếp nhận cách ly 42.982 người và sẵn sàng chuẩn bị phương án đáp ứng 100.000 giường cách ly các đối tượng F1.
Trong khi đó, toàn Thành phố hiện đang cách ly 3.846 người, mới chỉ sử dụng hết gần 9% “công suất” trên tổng số 42.982 giường đã có.
Trung tâm SONA tại huyện Mê Linh là một trong những địa điểm đang phục vụ công tác cách ly các trường hợp có liên quan đến Covid-19. |
Có được sự chuẩn bị như trên, ngay từ đầu đợt dịch Covid-19 lần thứ tư, Thành ủy, UBND Thành phố đã chỉ đạo xuyên suốt là phải chủ động chuẩn bị các cơ sở cách ly tập trung. Theo đó, ngoài các khu cách ly của Thành phố, các quận, huyện, thị xã cũng phải chủ động, chuẩn bị các khu cách ly tập trung trên địa bàn mình.
Các đoàn kiểm tra của Ban Thường vụ Thành ủy cũng thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các quận, huyện, thị xã trong việc chuẩn bị khu cách ly tập trung. Từ đó, các đơn vị đã tăng cường rà soát, tận dụng cơ sở vật chất như các khu nhà chung cư chưa đưa vào sử dụng, các cơ sở giáo dục đào tạo trên địa bàn... để thiết lập khu cách ly tập trung; bố trí đầy đủ cơ sở vật chất, nhân lực, sẵn sàng tiếp nhận, cách ly các trường hợp F1.
Với việc chủ động chuẩn bị từ sớm, xây dựng các kịch bản ứng phó đi trước và cao hơn diễn biến tình hình dịch bệnh, các khu cách ly trên địa bàn Thành phố trong thời gian qua luôn được quản lý và vận hành hiệu quả, an toàn, không để xảy ra lây nhiễm chéo.
Đặc biệt, trước thực trạng một số trường hợp F1 cách ly tập trung đủ 14 ngày nhưng khi về cách ly tại gia đình vẫn dương tính với SARS-CoV-2; trong khi năng lực tiếp nhận của các khu cách ly trên địa bàn Thành phố hiện vẫn đang còn rất lớn, Hà Nội đã quyết định nâng thời gian cách ly tập trung các đối tượng F1 từ 14 ngày lên 21 ngày để đảm bảo kiểm soát đối đa nguồn lây nhiễm, không để dịch lây trong cộng đồng và đảm bảo sức khỏe, tính mạng của nhân dân.
Không để các F0 phải điều trị tại nhà
Cùng với chuẩn bị các khu cách ly tập trung, Hà Nội cũng xây dựng các kịch bản, phương án đáp ứng về y tế, với 40 nghìn giường điều trị theo mô hình tháp 3 tầng của Bộ Y tế, mục tiêu không để F0 phải cách ly, điều trị tại nhà.
Hiện nay, Thành phố đã bố trí và kích hoạt 14.600 giường điều trị bệnh nhân không triệu trứng và triệu trứng nhẹ (tầng 1), trong đó có 13.600 giường điều trị của các bệnh viện và cơ sở thu dung, điều trị Thành phố; 1.000 giường bệnh của các cơ sở y tế ngoài công lập. Ngoài ra, có 4 cơ sở đã xây dựng xong phương án, với tổng số 8.800 giường.
Thành phố cũng xây dựng phương án điều trị 8.000 bệnh nhân Covid-19 triệu chứng trung bình, nặng và nguy kịch (tầng 2, tầng 3) tại các bệnh viện tuyến Thành phố.
Đồng thời, Hà Nội cũng tăng cường phối hợp với các bệnh viện tuyến Trung ương; huy động sự tham gia các cơ sở y tế tư nhân; tiếp tục đầu tư, củng cố nâng cao năng lực cho tuyến y tế cơ sở, trọng tâm là các trạm y tế xã, phường, thị trấn để đáp ứng yêu cầu khám chữa, điều trị các bệnh nhân Covid-19 trong mọi cấp độ dịch.
Từ đợt dịch Covid-19 lần thứ tư đến ngày 7/9, các cơ sở y tế của Hà Nội đã tiếp nhận, điều trị cho 3.581 bệnh nhân mắc Covid-19, trong đó số đang còn điều trị hiện là 1.369 bệnh nhân, số khỏi được ra viện là 2.071 người. Trong tổng số 1.369 bệnh nhân đang tiếp tục điều trị, có 727 bệnh nhân thuộc tầng 1 (65,56%); 320 bệnh nhân thuộc tầng 2 (28,85%) và 62 bệnh nhân thuộc tầng 3 (5,59%).
Bên cạnh đó, Thành phố hiện đang đảm bảo cung cấp Oxy y tế đáp ứng công suất 40 tấn/ngày, 1.200 tấn/tháng. Trong trường hợp khẩn cấp có thể nâng công suất đạt 100 tấn/ngày, 3.000 tấn/tháng.
Ngoài ra, Thành phố cũng có 140 xe cứu thương, trên 200 xe taxi tham gia hệ thống vận chuyển, cấp cứu bệnh nhân Covid-19 đến các cơ sở y tế. Mạng lưới thầy thuốc đồng hành với trên 1000 bác sỹ đăng ký tham gia, 300 bác sỹ đã được đào tạo nghệp vụ sử dụng hệ thống, trong những ngày qua đã tư vấn cho 1.089 bệnh nhân Covid-19...
Đến thời điểm này có thể khẳng định, sự chỉ đạo chủ động, quyết liệt của chính quyền Thành phố với kịch bản, phương án, chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu khám chữa, điều trị bệnh nhân Covid-19 trong mọi cấp độ dịch đã giữ bình yên cho Thủ đô trước đại dịch.
-
Tin mới y tế ngày 23/11: Phát triển dược liệu cho đồng bào dân tộc thiểu số -
Ngành Dược từ năm 2025: Bước chuyển mình toàn diện với Luật Dược sửa đổi -
Kháng thuốc đang là mối đe dọa sức khỏe toàn cầu -
Nguy cơ mắc nhồi máu cơ tim do tập luyện thể thao cường độ cao -
Công tác xã hội bệnh viện: Đồng hành cùng người bệnh, vượt thách thức, lan tỏa yêu thương -
Tin mới y tế ngày 22/11: Ứng dụng y tế từ xa tăng tiếp cận dịch vụ y tế cho người yếu thế -
Nguy cơ tiềm ẩn từ lạm dụng phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Sandoz triển khai chương trình cộng đồng phòng chống đề kháng kháng sinh tại Việt Nam
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024