Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 08 tháng 01 năm 2025,
Hà Tĩnh trang bị chương trình OCOP cho hàng trăm thanh niên địa phương
việt Hương - 28/03/2019 12:22
 
Liên minh hợp tác xã Hà Tĩnh phối hợp với Tỉnh đoàn “mang” chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đến với hơn 300 thanh niên của 13 huyện thị và thành phố về kiến thức tiếp cận chương trình.

Để sản phẩm OCOP đến được với người dân, mà sự khởi nghiệp từ thanh niên góp phần rất lớn trong xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp địa phương. Buổi tập huấn kiến thức do đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh trao đổi chi tiết về chương trình OCOP, bao gồm các nội dung như: Sự cần thiết, nguyên tắc của chương trình OCOP; bộ tiêu chí đánh giá, xếp hạng OCOP; nội dung chương trình OCOP, các chính sách hỗ trợ của Nhà nước về OCOP; quá trình thực hiện và kết quả triển khai chương trình OCOP tại Hà Tĩnh…

Hà Tĩnh là một trong những địa phương mạnh dạn trong việc
Hà Tĩnh là một trong những địa phương mạnh dạn trong việc "đi tắt đón đầu"  với Chương trình OCOP. Chính vì vậy, sau thời gian ngắn chính thức thực hiện, địa phương này đã có nhiều sản phẩm do chính tay nhà nông tạo nên thương hiệu

Theo đại diện Tỉnh đoàn Hà Tĩnh, địa phương này hiện có khoảng 800 mô hình kinh tế thanh niên cho thu nhập trên 200 triệu đồng/năm và có khoảng 1.500 mô hình có thu nhập thấp hơn. Những kiến thức về chương trình OCCOP, phát triển kinh tế tập thể có ý nghĩa thiết thực trong phong trào "Thanh niên Hà Tĩnh khởi nghiệp, lập nghiệp".

Những kiến thức về chương trình OCOP và phát triển kinh tế tập thể có ý nghĩa quan trọng, giúp các cán bộ, đoàn viên, thanh niên nông thôn Hà Tĩnh tích cực ứng dụng, xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế theo chương trình OCOP trên cơ sở thụ hưởng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Qua đó, góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn, góp phần tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, ngành nghề nông thôn. Đồng thời, tạo ra những sản phẩm tốt, có thương hiệu, được chứng nhận sản phẩm OCOP, tạo thị trường bền vững cho sản phẩm nông nghiệp Hà Tĩnh.

Hiện nay, qua một năm thử nghiệm Chương trình OCOP tại Hà Tĩnh thành công, địa phương này đã chính thức triển khai chương trình OCOP một cách đồng bộ trên toàn tỉnh.

Sản phẩm từ Chương trình OCOP của Hà Tĩnh trưng bày tại Hội chợ toàn quốc về Chương trình
Sản phẩm từ Chương trình OCOP của Hà Tĩnh trưng bày tại Hội chợ toàn quốc về Chương trình "mỗi xã một sản phẩm" của cá địa phương được tổ chức tại Quảng Ninh

Trước đó, tháng 11/2018 UBND tỉnh Hà Tĩnh đã có Quyết định phê duyệt Đề án “mỗi xã một sản phẩm” giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030 với tổng kinh phí 483,862 tỷ đồng. Sau khi có chủ trương của Trung ương về triển khai chương trình OCOP, Hà Tĩnh đã khảo sát, xây dựng và ban hành đề án “Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến 2030”. Hà Tĩnh là 1 trong 30 tỉnh trong cả nước phê duyệt đề án OCOP.

Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Lê Đình Sơn cho biết: Theo đề án, năm 2019, Hà Tĩnh có ít nhất 70 sản phẩm, dịch vụ tham gia Chương trình OCOP; có tối thiểu 25 sản phẩm, dịch vụ được chứng nhận đạt chuẩn OCOP (trong đó hoàn thiện và chuẩn hóa tối thiểu 20 sản phẩm, phát triển mới tối thiểu 5 sản phẩm); có ít nhất 10 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên. Đây là đề án “mở”, luôn tạo ý tưởng cho những sáng tạo, khởi nghiệp. Vì vậy, yêu cầu các cấp, các ngành, địa phương cần tổ chức quán triệt sâu rộng, tuyên truyền tập huấn làm thay đổi nhận thức của cộng đồng và chính quyền các cấp… nhằm đạt mục tiêu bao quát của đề án là: chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn, nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân; làm sống lại giá trị truyền thống của địa phương…

Mỗi xã một sản phẩm là chương trình quốc gia (Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 7/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ) về tổ chức sản xuất kinh doanh sản phẩm hàng hoá mang tính đặc trưng, có lợi thế của địa phương đảm bảo chất lượng, đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu của chương trình. Việc tổ chức sản xuất kinh doanh có tính cộng đồng ở một địa phương cấp xã, chủ yếu do người dân địa phương chủ động tạo ra (tự lực, tự tin và sáng tạo), nguồn nguyên liệu chủ động đảm bảo sản xuất kinh doanh phát triển ổn định, bền vững nhằm phát triển mạnh nội sinh, gia tăng giá trị sản phẩm, gia tăng lợi ích cộng đồng ở địa phương.

Hà Tĩnh thưởng 10 tỷ đồng cho huyện về đích nông thôn mới trước thời hạn
UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành Quyết định số 576/QĐ-UBND, trao thưởng cho huyện Nghi Xuân đạt chuẩn nông thôn mới năm 2018. Được biết, Nghi Xuân...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư