
-
Cần Thơ: Thêm 3 dự án bất động sản hoàn thành định giá đất tính tiền sử dụng đất
-
Hải Dương khởi công, thông xe kỹ thuật 3 dự án trọng điểm ngày 19/4
-
Hậu Giang đầu tư Khu công nghệ số giai đoạn 2, vốn 400 tỷ đồng
-
Đề xuất đầu tư 56.301 tỷ đồng xây tuyến metro Thành phố mới Bình Dương - Suối Tiên
-
Hà Nội đầu tư hơn 623 tỷ đồng làm Cụm công nghiệp làng nghề Nam Tiến -
Khởi công xây dựng dự án cung cấp suất ăn đầu tiên tại Sân bay Long Thành
![]() |
Phiên thẩm tra của Thường trực Uỷ ban Kinh tế (Ảnh Quochoi.vn). |
Theo dự kiến, trong phiên họp thứ 52 (tháng 1/2021) Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về việc chuyển đổi phương thức đầu tư đối với một số dự án thành phần trên tuyến Bắc Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020.
Ủy viên Thường trực Uỷ ban Kinh tế, đại biểu Đỗ Văn Sinh cho biết, ngày 30/12/2020, Thường trực Ủy ban Kinh tế đã họp mở rộng để thẩm tra việc chuyển đổi phương thức đầu tư đối với một số dự án thành phần trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 đấu thầu không lựa chọn được nhà đầu tư.
Tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã đồng ý chuyển 3 dự án thành phần là Mai Sơn - Quốc lộ 45, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Phan Thiết - Dầu Giây từ PPP sang đầu tư công. Ba dự án này đến nay đã hoàn thành lựa chọn nhà thầu 13/13 gói thầu, trong đó triển khai thi công 11/13 gói thầu. 2 gói thầu còn lại sẽ triển khi thi công đầu tháng 1/2021, phấn đấu hoàn thành và đưa vào khai thác vào cuối năm 2022.
Đối với 5 dự án thành phần theo phương thức PPP còn lại, hiện chỉ có 3 dự án thành phần lựa chọn được nhà thầu còn đoạn Quốc lộ 45 - Nghi Sơn có một nhà đầu tư nộp hồ sơ dự thầu nhưng không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật; đoạn Nghi Sơn - Diễn Châu không có nhà đầu tư nộp hồ sơ.
Hai đoạn này nằm ở giữa tuyến đường nên nếu không làm thì không thể thông toàn tuyến được, ông Sinh giải thích.
Vì lý do này, Bộ Giao thông vận tải đề xuất chuyển đổi từ đầu tư theo phương thức đối tác công tư PPP sử dụng một phần vốn ngân sách nhà nước sang đầu tư công sử dụng toàn bộ vốn ngân sách nhà nước đối với 2 dự án thành phần.
Khi chuyển đổi thì cần bổ sung hơn 7000 tỷ đồng, số vốn này hoàn toàn thu xếp được, vẫn nằm trong số vốn Quốc hội đã giao. Nếu tăng thêm dù chỉ một đồng vốn thì vẫn phải trình Quốc hội quyết định, ông Sinh nhấn mạnh.
Theo ông Sinh, việc chuyển đổi này cơ bản đã được Thường trực Uỷ ban Kinh tế đồng ý và sẽ được thực hiện theo khoản 4 Điều 3 Nghị quyết số 52/2017/QH14. Theo đó, Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định trong trường hợp việc đấu thầu các dự án thành phần không lựa chọn được nhà đầu tư.

-
Đề xuất đầu tư 56.301 tỷ đồng xây tuyến metro Thành phố mới Bình Dương - Suối Tiên -
Hà Nội đầu tư hơn 623 tỷ đồng làm Cụm công nghiệp làng nghề Nam Tiến -
Khởi công xây dựng dự án cung cấp suất ăn đầu tiên tại Sân bay Long Thành -
Ninh Thuận khởi động lại phát triển dự án điện LNG Cà Ná -
TP.HCM khởi công đường nối vào cao tốc Long Thành - Dầu Giây ngày 26/4 -
PV Gas đề xuất phương án cung cấp khí LNG cho nhiệt điện và các khu công nghiệp tại Thái Bình -
Thu hút đầu tư vào TP.HCM khởi sắc trở lại
-
Một tập đoàn quyết định bất ngờ về lương khởi điểm khiến hàng vạn sinh viên nức lòng
-
KBC nộp xong tiền sử dụng đất Dự án Tràng Cát, sẵn sàng đưa vào kinh doanh
-
SeABank thông báo mời thầu
-
SeABank đạt lợi nhuận 4.350 tỷ đồng quý I/2025
-
Co-opBank - 30 năm vững bước vươn xa
-
Highlands Coffee khánh thành nhà máy rang xay cà phê ở Cái Mép