
-
Bộ Y tế mạnh tay chấn chỉnh thuốc cổ truyền không rõ nguồn gốc
-
Thỏa thuận toàn cầu về đại dịch
-
Hà Nội triển khai hồ sơ bệnh án điện tử tại tất cả các bệnh viện
-
Bộ Y tế yêu cầu rà soát toàn quốc các loại kem chống nắng, kiểm tra chỉ số SPF
-
Cục An toàn thực phẩm yêu cầu kiểm tra, xác minh thông tin quảng cáo sữa Milo liên quan Viện Dinh dưỡng -
Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện tăng cường phòng chống lây nhiễm Covid-19
Tính từ 12h đến 18h30 ngày 6/7 Việt Nam có 500 ca Covid-19 ghi nhận trong nước. Trong ngày 6/7, Việt Nam ghi nhận 1.019 ca trong nước, cao nhất là TP. Hồ Chí Minh (710), Đồng Tháp (99), Bình Dương (92), Phú Yên (41)…
![]() |
TP.HCM vẫn dẫn đầu cả nước về số ca mắc Covid-19 |
Trước đó, trong ngày 5/7, số lượng ca mắc trong nước cũng ở mức 1.089 ca, cao nhất vẫn là TP.HCM. Nhiều ngày liên tiếp từ cuối tháng 6 đầu tháng 7 số ca mắc trong ngày ở mức 3 con số
Tính đến 18h30 ngày 6/7, Việt Nam có tổng cộng 20.183 ca ghi nhận trong nước và 1.881 ca nhập cảnh. Số lượng ca mắc mới ghi nhận trong nước tính từ ngày 27/4 đến nay là 18.613 ca, trong đó có 5.303 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Lý giải nguyên nhân số ca mắc Covid-19 tại TP.HCM tăng cao những ngày gần đây theo chuyên gia, do các biện pháp giãn cách tại TP.HCM chưa thực hiện nghiêm.
Bên cạnh đó, năng lực xét nghiệm tăng cao, nên càng xét nghiệm nhiều càng thu về nhiều kết quả và xác định được thêm nhiều ca mắc; hoặc trường hợp chậm trả kết quả, nên khi công bố sẽ ghi nhận cùng lúc số ca mắc tăng.
Do dịch hiện nay tại TP.HCM đã lây lan rộng, với số ca mắc lớn được ghi nhận, vì vậy, các chuyên gia cho hay TP cần thiết phải nhanh chóng phát hiện các F0, các ổ dịch, đồng thời yếu tố quan trọng là đánh giá được nguy cơ để giãn cách và phong tỏa.
Giãn cách sẽ giúp cắt đứt nguồn, chuỗi lây nhiễm và ngăn chặn tiếp xúc giữa người lành và người mắc bệnh, từ đó, sẽ dần dần giảm số ca mắc.
Liên quan tới vấn đề giá trị của giấy xét nghiệm Covid-19, PGS.TS. Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho hay, với trường hợp mới mắc Covid-19 trong 1 đến 2 ngày đầu, thì việc xét nghiệm chưa thể phát hiện ra.
Bên cạnh đó, không phải xét nghiệm nào cũng đạt độ chính xác 100%, giấy xét nghiệm này chỉ có giá trị về mặt thời điểm. Nếu sau khi xét nghiệm, người dân không thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch thì vẫn sẽ nhiễm SARS-CoV-2 và trở thành nguồn lây bệnh.
Do đó, điều quan trọng sau khi thực hiện xét nghiệm, người dân vẫn phải thực hiện nghiêm mọi biện pháp phòng bệnh. Thực tế hiện nay, khi tổ chức khai báo y tế, người lái xe lại xếp hàng, tập trung đông người. Đây cũng là nguy cơ lây nhiễm bệnh nếu như có F0.
Vấn đề này cần sự vào cuộc, kiểm tra và giám sát của chính quyền địa phương, các lực lượng chức năng, để tổ chức đúng kỹ thuật, đúng quy định phòng, chống dịch.
Đặc biệt, trong 72 giờ sau khi có giấy xét nghiệm âm tính, trong hành trình di chuyển, khi đi trên các phương tiện giao thông, người dân vẫn phải thực hiện tốt thông điệp 5K.

-
Hà Nội triển khai hồ sơ bệnh án điện tử tại tất cả các bệnh viện -
Bộ Y tế yêu cầu rà soát toàn quốc các loại kem chống nắng, kiểm tra chỉ số SPF -
Cục An toàn thực phẩm yêu cầu kiểm tra, xác minh thông tin quảng cáo sữa Milo liên quan Viện Dinh dưỡng -
Mỹ phẩm giả tràn lan trên chợ mạng: Bộ Y tế mở đợt truy quét lớn chưa từng có -
Tin mới y tế ngày 20/5: Hiếm muộn và giải pháp y học hiện đại -
Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện tăng cường phòng chống lây nhiễm Covid-19 -
Cục An toàn thực phẩm cảnh báo khẩn sau vụ thu giữ 100 tấn hàng giả tại Hà Nội
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Michelin Primacy 5, lốp êm bậc nhất dành cho xe nào?
-
SonKim Land đạt 5 giải thưởng tại Asia Pacific Property Awards 2025
-
Kiếm tiền thời công nghệ: SeAMobile - một ứng dụng, nhiều cơ hội
-
Chiến lược phát triển đa ngành, tăng trưởng bền vững của Doanh nghiệp Nhơn Tân
-
AgriS đồng hành cùng Chính phủ trong chiến lược đột phá nền kinh tế tư nhân và nông nghiệp công nghệ cao