
-
UBND TP. Hà Nội đề xuất Thủ tướng thời gian khởi công 3 cầu lớn vượt sông Hồng
-
Lãnh đạo Quảng Trị chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ cho các dự án truyền tải điện
-
Hà Nội kêu gọi đầu tư vào Cụm công nghiệp Tam Hiệp 2 quy mô 47 ha
-
Vướng quy định trong việc lập Quỹ Đầu tư hạ tầng giao thông vùng
-
Ninh Thuận thông tin tiến độ triển khai loạt dự án trọng điểm -
Quốc lộ 50, TP.HCM hoàn thành cuối 2025 nếu mặt bằng bàn giao trong tháng 4
Từ những cây cầu
Những ngày đầu năm 2017, cầu Hoàng Văn Thụ bắc qua sông Cấm, nối phường Minh Khai (quận Hồng Bàng) với xã Tân Dương (huyện Thủy Nguyên), chiều dài hơn 1,5 km đã được TP. Hải Phòng khởi công xây dựng. Đây là công trình giao thông cấp đặc biệt, với tổng mức đầu tư khoảng 2.176 tỷ đồng. Theo thiết kế, cầu Hoàng Văn Thụ có hình dáng “cánh chim biển”, là cầu vòm ống thép nhồi bê tông. Thiết kế này tạo ra sự khác biệt với các cây cầu khác qua sông Cấm như cầu Bính, cầu Nguyễn Trãi, cầu Bạch Đằng...
![]() |
Cầu Bính, cây cầu dây văng hiện đại nối nội thành Hải Phòng với huyện Thủy Nguyên. Ảnh: Anh Tuấn |
Trước đó, dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu, Hải Phòng chính thức đón chào cây cầu vượt vòm thép đầu tiên của thành phố được thông xe, đi vào sử dụng sau 8 tháng thi công. Cây cầu có thiết kế và kỹ thuật hiện đại nhất. Nhịp vòm thép dài tới 99 m, được bố trí hệ thống ánh sáng, đèn LED nghệ thuật, đã tạo nên sự tiện lợi, an toàn về giao thông và tạo thêm sự lung linh của con đường đẹp nhất Hải Phòng.
Nhưng ấn tượng nhất phải kể đến là cây cầu vượt biển dài nhất Đông Nam Á, cầu Tân Vũ - Lạch Huyện, cũng đã hoàn thành những công đoạn cuối cùng, để dự kiến thông xe đúng dịp kỷ niệm Ngày Giải phóng Hải Phòng (13/5). Khỏi phải nói về ý nghĩa giá trị và lợi ích mà cây cầu sẽ mang lại cho Hải Phòng và trong giao thương của các tỉnh phía Bắc.
Cầu vượt tại nút giao thông khác mức Nguyễn Bỉnh Khiêm - Đình Vũ đã khởi công trong tháng 3. Cầu gồm 7 nhịp 35 m, chiều dài toàn cây cầu 252,2 m, bề rộng 18,5 m, kết cấu phần trên sử dụng dầm bản rỗng bê tông cốt thép dự ứng lực liên tục. Công trình sẽ được hoàn thành vào đầu quý III/2017.
Cầu Hàn và cầu Đăng cũng đã được Thành phố khởi công trong những ngày đầu tháng 5. Cây cầu là ước mơ của những người nông dân đã bao năm đi lại vất vả. Sự kết nối giữa hai huyện thuần nông với nhiều sản vật đã có thương hiệu của Tiên Lãng và Vĩnh Bảo sẽ nâng cao chất lượng đời sống dân sinh, cũng như phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, rút ngắn khoảng cách từ nội thành Hải Phòng đi huyện Vĩnh Bảo, Tiên Lãng và đến với huyện ven biển tỉnh Thái Bình. Cầu cũng sẽ góp phần giảm tải cho Quốc lộ 10 và bảo đảm kết nối liên vùng.
Tuyến đường ven biển qua địa phận Hải Phòng cũng sẽ có 7 cây cầu được xây dựng. Trong đó, 2 cầu vượt sông Thái Bình và sông Văn Úc. Cầu qua sông Văn Úc sẽ trở thành cây cầu lớn nhất với chiều dài 2 km.
Với hàng chục cây cầu đã và sẽ xây mới, Hải Phòng có thêm tên gọi “Thành phố của những cây cầu”.
Đến những con đường lớn
Đã có cầu, ắt phải có đường. Trong năm 2017, Hải Phòng triển khai Dự án đầu tư xây dựng đường ô tô cao tốc ven biển Hải Phòng, thuộc tổng thể tuyến đường ven biển từ Thanh Hóa đến Quảng Ninh, sẽ được khởi công đúng dịp 13/5. Tuyến đường ven biển này có tầm cỡ quốc gia, chiều dài hơn 500 km từ Thanh Hóa đến Móng Cái (Quảng Ninh), qua 6 tỉnh, thành phố được Chính phủ cho phép triển khai theo từng địa phương. Đoạn tuyến đường ven biển Hải Phòng dài 29 km, nối từ huyện Thái Thụy (Thái Bình) qua huyện Tiên Lãng, Kiến Thụy và quận Đồ Sơn. Đoạn qua địa bàn Quảng Ninh dài nhất (hơn 250 km) và đoạn qua địa bàn Ninh Bình ngắn nhất (9 km).
Một công trình lớn khác của Thành phố dự kiến hoàn thành trong quý II này, đó là Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 10, đoạn từ Quán Toan (An Dương) - Cầu Nghìn (Vĩnh Bảo), góp phần đáp ứng nhu cầu giao thông, giảm ùn tắc và tai nạn giao thông trên Quốc lộ 10, kết nối nhanh giữa Hải Phòng và các tỉnh phía Nam. Con đường hơn 4.000 tỷ đồng này đang ở những khâu đoạn cuối để Hải Phòng - Thái Bình nối những bờ vui.
Đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng ngày càng chứng tỏ được giá trị. Một giờ lưu thông đã giúp cho du khách đến và đi giữa 2 thành phố trở lên thật gần. Các cảng biển tại Hải Phòng hàng ngày đón, đưa hàng triệu tấn hàng hóa, với thời gian làm thủ tục rút ngắn, mang lại giá trị lớn về lợi ích kinh tế. Lợi thế thành phố cảng biển càng ngày càng được phát huy. Và tới đây, khi cầu Bạch Đằng, đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng được hoàn thành, đưa vào sử dụng (dịp giữa năm 2018) sẽ tạo thêm sức hút lớn cho Hải Phòng.
Những cây cầu, con đường và lợi thế giao thông đồng bộ (đường biển, đường không, đường sắt, đường bộ, đường sông) và cảng biển sẽ hiện thực hóa ước mơ của người dân thành phố cảng. “Bốn cống, ba cầu, năm cửa ô” một thời là niềm tự hào của Hải Phòng, giờ đây sẽ nhường chỗ cho sự kết nối của các công trình giao thông hiện đại.

-
Vướng quy định trong việc lập Quỹ Đầu tư hạ tầng giao thông vùng -
Ninh Thuận thông tin tiến độ triển khai loạt dự án trọng điểm -
Hiệu chỉnh phương án hình thành Cảng hàng không Tây Ninh -
Quốc lộ 50, TP.HCM hoàn thành cuối 2025 nếu mặt bằng bàn giao trong tháng 4 -
TP.HCM khởi công dự án rạch Xuyên Tâm trong tháng 4/2025 sau 20 năm ì ạch -
Đề xuất cơ quan chủ quản tuyến cao tốc Tân Quang - Thanh Thủy vốn 14.852 tỷ đồng -
Hà Nội thu hút đầu tư nước ngoài đạt 1,4 tỷ USD, tăng 49,5% trong quý I
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort