-
Nhật Bản tiếp tục hỗ trợ Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao -
Ngày càng nhiều sinh viên nước ngoài chọn Việt Nam để du học -
Thành phố Thái Bình trao quà Tết Ất Tỵ 2025 cho hộ nghèo -
“Trao Xuân yêu thương 2025” cho 3.000 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn -
Bộ Kế hoạch và Đầu tư trao quà, thăm hỏi cho các công đoàn viên -
Nhiều cơ hội cho lao động Việt Nam sang Phần Lan trong 5 năm tới
Trong những năm qua, đời sống tinh thần của người dân TP. Hải Phòng ngày càng được nâng cao bởi sự sôi động, đa dạng của các hoạt động văn hóa, nghệ thuật. Năm 2024 là năm thứ 4, ngành văn hóa Hải Phòng triển khai thực hiện Chương trình Sân khấu truyền hình. Và đây đã trở thành một điểm hẹn văn hóa nghệ thuật của những người yêu nghệ thuật sân khấu thành phố cảng.
Phát huy những kết quả đạt được của Đề án Sân khấu truyền hình, Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng đã xây dựng 12 chương trình với chất lượng kịch bản tốt. Bên cạnh những tác phẩm kinh điển như vở kịch “Romeo và Juliet” do Đoàn kịch Hải Phòng làm chủ công, cùng với sự tham gia phối hợp của diễn viên Nhà hát Tuổi trẻ, Nhà hát Kịch Hà Nội. Hay vở nhạc kịch “Những người khốn khổ” chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của đại văn hào Pháp Victor Hugo, được công diễn hoàn toàn bằng tiếng Anh. Thì trong tháng 10 này, vở kịch nói “Lâu đài cát” của tác giả - Tiến sĩ Nguyễn Đăng Chương sẽ tiếp tục làm sáng đèn Nhà hát Thành phố.
Cốt truyện trong vở diễn kịch nói “Lâu đài cát” cho thấy thấp thoáng đâu đó ở trong đời sống. Ảnh: Quỳnh Nga |
Là người đảm nhận vai trò đạo diễn của vở kịch nói “Lâu đài cát”, đạo diễn, Nghệ sĩ ưu tú Kiều Minh Hiếu chia sẻ: “Dõi theo đời sống sân khấu của Hải Phòng qua nhiều năm nay, có thể thấy được sự quyết liệt trong chỉ đạo, sự quan tâm lớn của lãnh đạo TP. Hải Phòng trong lĩnh vực văn hóa. Những kế hoạch, chiến lược cụ thể đã và đang được đưa vào hoạt động làm cho đời sống nghệ thuật, sân khấu của Hải Phòng mạnh mẽ hơn rất nhiều”.
Trong nghệ thuật sân khấu, những vấn đề trong xã hội được chuyển tải thông qua các số phận của từng nhân vật. Khi cảm thụ, thưởng thức tác phẩm nghệ thuật sân khấu, công chúng có thể đánh giá, tiếp nhận không chỉ cảm nhận cái đẹp mà còn thấy những góc khuất trong cuộc sống từ những tác phẩm nghệ thuật. Nghệ thuật sân khấu thể hiện khát vọng chân - thiện - mỹ của con người; đồng thời là một trong những động lực trực tiếp góp phần bồi đắp, xây dựng nền tảng văn hóa tinh thần của xã hội và sự phát triển toàn diện của con người.
“Cốt truyện trong vở kịch nói “Lâu đài cát” không còn là thấp thoáng đâu đó mà đã là sự hiện hữu ở trong đời sống. Có những nhân vật nổi tiếng, uy tín cũng đã vướng phải. Thông qua vở kịch là lời cảnh tỉnh cho mỗi cá nhân, nếu không tự xây dựng rào cản cho bản thân mình, biết đâu đó nạn nhân trong câu chuyện bi kịch này trong chúng ta”, đạo diễn, Nghệ sĩ ưu tú Kiều Minh Hiếu nhấn mạnh.
Vì thỏa mãn lối sống cá nhân, ích kỷ mà nhân vật ông Bộ - một cán bộ cao cấp bất chấp phá vỡ giá trị tốt đẹp thiên liêng trong gia đình. Ảnh: Quỳnh Nga |
Vở kịch nói “Lâu đài cát” kể về nhân vật ông Bộ - một cán bộ cao cấp bất chấp, phá vỡ đi tất cả những giá trị tốt đẹp thiêng liêng trong gia đình để thỏa mãn lối sống cá nhân, ích kỷ, suy thoái đạo đức. Và những thói hư, tật xấu của ông luôn được che đậy bởi cái mặt nạ “Coi trọng đạo đức”, “Coi trọng truyền thống gia đình”.
Sự thật kinh hoàng chỉ được phơi bày khi Thiên - cháu đích tôn của gia đình “Tứ đại đồng đường” dẫn người yêu về ra mắt gia đình.“Lâu đài cát” là hiện thân của sự thật phũ phàng của các thành viên trong không ít gia đình ngày nay. Sự ảnh hưởng của tính cá nhân, sự ích kỷ với nhu cầu hưởng thụ được đặt lên trên hết. Sự tác động của những thói hư tật xấu đã khiến cái “mặt nạ người” ngày càng dày hơn.
Sự thật phũ phàng được phơi bày khi "mặt nạ cát" rơi xuống. Ảnh: Quỳnh Nga |
Theo ông Trần Trung Hiếu, Trưởng đoàn Kịch nói Hải Phòng, vở kịch muốn mang đến cho khán giả thông điệp: Gia đình luôn là tổ ấm mang lại các giá trị hạnh phúc, là chỗ dựa tinh thần vững chắc trong cuộc sống, chốn bình yên sau những vất vả gian lao, nơi luôn rộng mở khoan dung sau những sai lầm vấp ngã. Gia đình là nơi cuộc sống bắt đầu và tình yêu không bao giờ kết thúc.
Để có thêm nhiều vở diễn đề tài hiện đại, chất lượng và đa dạng cho sân khấu biểu diễn, Đoàn Cải lương Hải Phòng cũng đang thực hiện vở cải lương “Không gục ngã” của tác giả Nguyễn Đăng Chương. Đây sẽ là vở diễn tham gia Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024 diễn ra tại thành phố Cần Thơ vào trung tuần tháng 11 tới đây.
Sự quyết liệt đấu tranh với tội phạm ma túy của lực lượng công an để mang lại bình yên cho cuộc sống. Ảnh: Quỳnh Nga |
Ông Vũ Gia Thùy, Trưởng đoàn Cải lương Hải Phòng cho biết: Vở cải lương “Không gục ngã” có nội dung ca ngợi hình tượng người chiến sĩ Công an Nhân dân trong cuộc chiến thời bình, bằng hình thức nghệ thuật sân khấu sẽ góp phần tạo nên những xúc cảm ở người xem. Trong cuộc chiến phòng, chống tệ nạn buôn bán trái phép chất ma túy ấy, người chiến sĩ công an đã phải hy sinh, đánh đổi tình yêu và bản thân mình. Với ý chí, nghị lực của bản thân, người chiến sĩ ấy đã kiên quyết “không gục ngã” để có thể đứng lên, làm lại từ đầu. Tuy không phải là nội dung mới nhưng đây vẫn là một đề tài hấp dẫn.
Ma túy được ẩn dấu đội lốt buôn bán dưới hình thức hoạt động của các doanh nghiệp ngày càng tinh vi được tái hiện trong một cảnh của vở diễn. Ảnh: Quỳnh Nga |
Bà Trần Thị Hoàng Mai, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng cho biết, thời gian gần đây, nghệ thuật sân khấu Hải Phòng đã mang đến các chương trình, vở diễn đặc sắc và đã trở thành điểm hẹn văn hóa độc đáo không chỉ đối với người dân thành phố Cảng, mà còn là du khách và các Tỉnh, Thành bạn. Văn học nghệ thuật nói chung và nghệ thuật sân khấu nói riêng là lĩnh vực đặc biệt tinh tế của văn hóa, là nhu cầu thiết yếu, thể hiện khát vọng chân thiện mỹ của con người.
Hình ảnh lực lượng công an bàn bạc, tìm kiếm giải pháp trong đánh án để đảm bảo chuyên án thành công. Ảnh: Quỳnh Nga |
Qua các tác phẩm sân khấu, qua sự diễn xuất của diễn viên, những hoàn cảnh, những tình huống đã lột tả những tính cách, số phận của con người được tái hiện chân thực, sinh động, vừa mang tính cụ thể, lại vừa có tính khái quát cao. Các tác phẩm sân khấu có vị trí quan trọng trong việc chuyển tải các lý tưởng, nguyên tắc đạo đức tới mọi đối tượng một cách nhẹ nhàng, nhưng lại hết sức sâu sắc. Một tác phẩm sân khấu có giá trị tư tưởng và chất lượng nghệ thuật cao.
Đạo diễn cùng các nghệ sĩ trao đổi nội dung vở diễn "Lâu đài cát". Ảnh: Quỳnh Nga |
“Để xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngành văn hóa Hải Phòng cùng giới nghệ sĩ sân khấu nỗ lực phát huy khả năng sáng tạo để có những tác phẩm nghệ thuật sân khấu có giá trị, đáp ứng nhu cầu của công chúng, hoàn thành sứ mệnh trách nhiệm xã hội, chung sức, chung lòng xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, bà Trần Thị Hoàng Mai nhấn mạnh.
-
Nhiều cơ hội cho lao động Việt Nam sang Phần Lan trong 5 năm tới -
Đà Nẵng trao hơn 20.000 phần quà cho hộ nghèo, cận nghèo đón Tết -
Liên tiếp các địa phương "chốt" môn thi thứ 3 tuyển sinh vào lớp 10 là tiếng Anh -
Doanh nghiệp Thái Bình ủng hộ gần 35.000 suất quà tặng người nghèo dịp Tết Ất tỵ 2025 -
Rủi ro nào khi trẻ em hoạt động trên môi trường mạng? -
VinFuture khởi động tìm kiếm đề cử xuất sắc cho mùa giải 2025 -
Mô hình nuôi vịt siêu trứng của nông dân 8x tại An Giang
- Panasonic bàn giao Phòng thí nghiệm giải pháp HVAC cho trường Đại học Bách khoa TP.HCM
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
- Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 7 về kế toán, kiểm toán và tài chính
- MM Mega Market "bung lụa" với loạt deal khủng đón Tết Ất Tỵ
- Coca-Cola khởi động Lễ hội chào đón năm mới 2025 với kỷ lục thế giới
- Tập đoàn DIC khẳng định vị thế 7 năm liên tục trong bảng xếp hạng VNR500