-
Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, chính sách để Hà Nội chuyển đổi số hiệu quả -
Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình làm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương -
Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ để xây mới -
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn” -
Bộ Kế hoạch Đầu tư tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua khen thưởng năm 2024 -
Sửa Luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Giảm sâu hơn hoặc miễn thuế cho báo chí
Ngày 9/5, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) đã tổ chức Lễ công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2023.
Bảng xếp hạng chỉ số PCI năm 2023. |
Qua phân tích 10 chỉ số thành phần PCI năm 2023, Hải Phòng có chỉ số Chi phí thời gian đạt số điểm cao nhất với 8,32 điểm; có 3 chỉ số tăng điểm khác là chỉ số Gia nhập thị trường (7,14 điểm), Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp (7,40 điểm), Đào tạo lao động (7,39 điềm).
Đã 19 năm liên tiếp chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) được Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) công bố cũng là từng ấy năm liên tục TP. Hải Phòng trăn trở về thứ bậc. Đã có thời điểm, địa phương này đứng ở vị trí thứ 41, 48, thậm chí là 50 trong bảng xếp hạng chỉ số PCI. Sau đó, bằng nhiều nỗ lực, TP. Hải Phòng đã vươn lên vị trí thứ 15 vào năm 2013 nhưng rồi năm sau đó lại tụt xuống thứ 34. Phải 5 năm trở lại đây, địa phương này mới có thay đổi mạnh mẽ về vị trí trong bảng xếp hạng chỉ số PCI.
Cụ thể, năm 2019, chỉ số PCI của TP. Hải Phòng đứng vị trí thứ 10/63 tỉnh, thành phố, đứng vị trí thứ 4/11 tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng và tăng 6 bậc so với năm 2018. Liên tục các năm sau đó, Hải Phòng đều nằm trong tốp 10 địa phương có chất lượng điều hành kinh tế tốt nhất Việt Nam. Trong đó, năm 2021, Hải Phòng đã vươn lên xếp thứ 2 cả nước; năm 2022 xếp thứ 3 và năm 2023 tiếp tục xếp thứ 3 cả nước. Đặc biệt, để duy trì lửa cải cách, năm 2020, TP. Hải Phòng đã lần đầu tiên triển khai khai đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành, các quận, huyện (DDCI).
Đến nay, sau 4 năm triển khai, DDCI được cho là một góc nhìn hoàn toàn mới, kết quả đánh giá DDCI sẽ là một trong những công cụ hữu hiệu để đưa ra bức tranh chung về môi trường đầu tư, kinh doanh tại TP. Hải Phòng, là đầu vào cho những đánh giá, cải thiện chính sách sau này.
Ông Nguyễn Ngọc Tú, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng đánh giá, việc Hải Phòng thực hiện và công bố DDCI là sự thể hiện cam kết cao của chính quyền thành phố trong nỗ lực cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư - kinh doanh. Trước đây, việc đánh giá một số yếu tố, như chất lượng điều hành, thủ tục hành chính, sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp... khá chung chung, nhưng giờ đây, cách làm của Hải Phòng là dựa trên định lượng, số liệu cụ thể, để có mục tiêu cải thiện trong thời gian tới. Đó là ý nghĩa quan trọng nhất của việc Hải Phòng bắt đầu thực hiện và công bố DDCI. Và chỉ số DDCI này chính là cánh tay nối dài của PCI. Đó cũng là một trong những cách để môi trường đầu tư của Hải Phòng và chỉ số PCI liên tục đạt thứ hạng cao trong những năm gần đây.
Trong nhiệm kỳ 2020 - 2025, thành phố Hải Phòng đã quyết liệt thực hiện nhiều giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, trọng tâm đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, xây dựng chính quyền điện tử, nâng cao chất lượng công vụ của bộ máy chính quyền. Cụ thể, chỉ số PCI liên tục nằm trong top 3 địa phương dẫn đầu cả nước (năm 2021 xếp thứ 2, năm 2022 xếp thứ 3 cả nước, năm 2023 tiếp tục xếp thứ 3 cả nước). Chỉ số cải cách hành chính (PAR-Index) năm 2021 vươn lên dẫn đầu, năm 2022 xếp thứ 2 cả nước, năm 2023 xếp thứ 2 cả nước; Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) thuộc nhóm cao nhất cả nước; Chỉ số SIPAS năm 2023, Hải Phòng xếp thứ 5 cả nước).
Ông Hoàng Minh Cường, Phó chủ tịch UBND TP. Hải Phòng (thứ 2 từ phải sang) nhận Cúp PCI năm 2023. |
Đây là thành quả từ những nỗ lực cải cách hành chính, chuyển đổi số của thành phố trong năm qua. Để đạt được kết quả này, Hải Phòng đã và đang thực hiện các nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính gắn với việc triển khai Đề án 06 phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030; Chương trình Chuyển đổi số quốc gia.
Từ năm 2023, Hải Phòng đã triển khai mô hình “Kết nối thủ tục giấp phép kinh doanh có điều kiện” nhằm tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp, nhà đầu tư. Thực hiện đa dạng, đổi mới hình thức hỗ trợ doanh nghiệp nộp được hồ sơ hợp lệ ngay từ lần nộp đầu tiên khi thực hiện thủ tục hành chính, đơn giản hóa thủ tục giấy tờ, đẩy mạnh sử dụng dịch vụ bưu chính công ích; ứng dụng tối đa công nghệ số trong giải quyết công việc.
Đồng thời, TP. Hải Phòng đã phê duyệt phương án cắt giảm thời gian thực hiện đối với 35 thủ tục và đề xuất, kiến nghị các Bộ, ngành Trung ương cắt giảm thành phần hồ sơ và quy trình thực hiện đối với 3 thủ tục. Các thủ tục hành chính không cần thiết đã được cắt giảm và giảm đáng kể thời gian làm thủ tục hành chính.
Ông Nguyễn Văn Tùng, Chủ tịch UBND TP Hải Phòng cho biết, thành phố sẽ tiếp tục đổi mới tư duy, điều hành linh hoạt, sáng tạo, xây dựng và quản trị chính quyền hiện đại hơn, cởi mở hơn, thân thiện hơn, với môi trường kinh doanh thuận lợi nhất.
Giai đoạn 2023-2024, Hải Phòng đặt mục tiêu giữ vững vị trí xếp hạng PCI trong top dẫn đầu cả nước; điểm số PCI luôn đạt từ 71 điểm trở lên. Tiếp tục cải thiện mạnh điểm số và xếp hạng, phấn đấu 10 chỉ số thành phần đạt từ 7 điểm trở lên...
TP. Hải Phòng tiếp tục giữ vị trí thứ 3 trong bảng xếp hạng PCI năm 2023. Ảnh: Hồng Phong |
Về Chỉ số Xanh cấp tỉnh (PGI) năm 2023, Hải Phòng xếp thứ 7/63 tỉnh, thành. Trong đó, các chỉ số tăng điểm là: Giảm thiểu ô nhiễm môi trường và thiên tai tăng từ 3,08 năm 2022 lên 7,61 điểm năm 2023; Đảm bảo tuân thủ từ 4,97 điểm lên 6,05 điểm; Chính sách khuyến khích hỗ trợ dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp trong bảo vệ môi trường từ 2,30 điểm lên 5,35 điểm; Chỉ số còn lại là Thúc đẩy thực hành xanh giảm từ 5,35 xuống 4,70 điểm.
Đây là bộ chỉ số đánh giá và xếp hạng địa phương thân thiện với môi trường dưới góc nhìn từ thực tiễn kinh doanh như: mức độ ứng dụng công nghệ thân thiện môi trường của các doanh nghiệp tại địa phương, trình độ quản trị và ứng xử với môi trường của doanh nghiệp, mức độ quan tâm, sẵn sàng đầu tư về vấn đề môi trường của chính quyền địa phương và nhiều vấn đề môi trường quan trọng khác.
-
Bộ Kế hoạch Đầu tư tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua khen thưởng năm 2024 -
Sửa Luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Giảm sâu hơn hoặc miễn thuế cho báo chí -
Nông nghiệp là trụ cột gia tăng xuất khẩu -
Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: Cần làm rõ hiệu quả ưu đãi thuế với "đại bàng" -
Phát huy vai trò cơ quan lập pháp trong thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Campuchia -
Tổng thống Bulgaria sẽ thăm chính thức Việt Nam
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025