-
Loạt “đại gia” công nghệ dốc vốn vào Việt Nam -
Quy hoạch tổ hợp đa ngành tại khu vực Sân bay Quảng Trị -
Hiệu chỉnh kịch bản đầu tư cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc -
Kịch bản nào cho tăng trưởng kinh tế 2025? -
Hải Phòng, Quảng Ninh thu hút 7,82 tỷ USD vốn FDI -
Đề xuất nâng công suất Nhà máy thủy điện Đăk Sa lên 4MW
Phú Yên có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển du lịch. Trong ảnh: Mũi Điện - địa danh nổi tiếng của tỉnh Phú Yên |
Phát triển kinh tế nông nghiệp
Là tỉnh thuần nông với 80% diện tích là đất nông nghiệp, 90% dân số canh tác nông nghiệp, những năm qua, Phú Yên thực hiện tái cơ cấu ngành theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, thu hút đầu tư các dự án có chất lượng để khai thác tối đa tiềm năng mà lĩnh vực này mang lại. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát khiến chuỗi cung ứng, lưu thông gặp nhiều khó khăn, vai trò quan trọng của an ninh lương thực càng được thể hiện rõ. Theo lãnh đạo UBND tỉnh Phú Yên, để phát huy thế mạnh của ngành nông nghiệp, Phú Yên không còn cách nào khác là phải áp dụng công nghệ nhằm tạo ra những sản phẩm giá trị gia tăng cao.
Bên cạnh đó, Phú Yên tiếp tục rà soát các đồ án quy hoạch trên địa bàn để bổ sung, điều chỉnh phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thực hiện quy hoạch chặt chẽ, tạo quỹ đất hợp lý để thu hút đầu tư. Trong đó, ưu tiên lập quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết tại một số khu vực trọng điểm như: vịnh Xuân Đài, Bãi Môn - Mũi Điện - Vũng Rô, Gành Đá Đĩa; hình thành các khu ẩm thực tại TP. Tuy Hòa, đầm Ô Loan, vịnh Xuân Đài, đầm Cù Mông, vịnh Vũng Rô...
Vì vậy, Thường vụ Tỉnh ủy Phú Yên đã quán triệt thống nhất các quan điểm phát triển nông nghiệp là chuyển tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp; lấy doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân làm chủ thể trung tâm của phát triển kinh tế nông nghiệp; gắn phát triển kinh tế nông nghiệp với các ngành kinh tế chủ lực của tỉnh, nhất là du lịch; tăng cường liên kết giữa các chủ thể trong nền kinh tế nông nghiệp, đặc biệt là giữa chủ thể trực tiếp sản xuất và thị trường.
Theo đó, hoạt động phát triển nông nghiệp phải xoay quanh người nông dân nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, chất lượng sống cho người nông dân; giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa nhà nước, xã hội và thị trường; tiếp tục góp phần ổn định chính trị, xã hội, thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển bền vững tỉnh Phú Yên.
Đặc biệt, Phú Yên đã thành công trong việc hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp chất lượng cao liên kết với chuỗi cung ứng. Trong đó, nổi bật là Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Phú Yên, được khởi công xây dựng từ năm 2016, đến nay đã thu hút được 11 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký đầu tư gần 750 tỷ đồng, trên diện tích 195,56 ha.
Theo định hướng phát triển ngành nông nghiệp, Phú Yên đặt ra một số chỉ tiêu đến năm 2025, định hướng đến năm 2030: tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp đạt 3,5 - 4%/năm, đóng góp khoảng 20% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh; giai đoạn 2026 - 2030 đạt 3 - 3,5%/năm, đóng góp khoảng 15%. Số lượng doanh nghiệp có ngành nghề hoạt động liên quan lĩnh vực nông nghiệp chiếm khoảng 15 - 20% trong tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn; thu hút 5 - 10 nhà đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao.
Mở rộng cửa ngõ giao thương từ kinh tế biển và du lịch
Bên cạnh thế mạnh về nông nghiệp, Phú Yên có tiềm năng dồi dào về kinh tế biển. Ông Phạm Đại Dương, Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên nhấn mạnh: “Biển vừa là nguồn lợi nuôi trồng, đánh bắt hải sản to lớn, vừa là tiềm năng du lịch và là cửa ngõ giao thương. Phát huy kinh tế biển trên cơ sở tiếp cận những xu thế mới là động lực quan trọng để 28 tỉnh ven biển nói chung, Phú Yên nói riêng phát triển nhanh và bền vững”.
Để thực hiện được chiến lược này, Phú Yên đã đề ra hướng phát triển kinh tế biển trên nền tảng tăng trưởng xanh bằng cách tiếp tục xây dựng vùng biển và ven biển có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, là khu vực kinh tế đa ngành, đa chức năng; phấn đấu đến năm 2025, hoàn thiện nền tảng, hạ tầng kỹ thuật quan trọng của một số ngành kinh tế biển chủ lực, để đến năm 2030, Phú Yên trở thành tỉnh phát triển mạnh về kinh tế biển trong khu vực Duyên hải Nam Trung bộ.
Về khai thác thủy - hải sản, tỉnh phát triển đội tàu khai thác vùng khơi theo đúng hạn ngạch, tổ chức các tổ đội sản xuất, nghiệp đoàn nghề cá, chuỗi liên kết để gia tăng giá trị sản phẩm. Phấn đấu đến năm 2030, nâng công suất các nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu đạt trên 23.500 tấn thành phẩm/năm; kim ngạch xuất khẩu sản phẩm thủy sản đạt 140 triệu USD/năm.
Bên cạnh đó, xây dựng và phát triển Khu kinh tế (KKT) Nam Phú Yên trở thành một trong những trung tâm công nghiệp, cảng biển quan trọng của Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên, kết hợp với KKT Vân Phong tạo thành Vùng kinh tế Nam Phú Yên - Bắc Khánh Hòa với quy mô lớn, sức hấp dẫn cao, là động lực thu hút đầu tư của tỉnh trong thời gian tới.
“Phú Yên sẽ lấy khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại và nguồn lực chất lượng cao làm nhân tố đột phá, ưu tiên thu hút các nhà đầu tư chiến lược có công nghệ nguồn, trình độ quản lý tiên tiến, kết hợp huy động các nguồn lực trong và ngoài nước”, Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên chia sẻ.
|
Trực tiếp Tọa Đàm |
-
Đề xuất nâng công suất Nhà máy thủy điện Đăk Sa lên 4MW -
Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Quảng Trị thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 -
Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 -
Nam Định chính thức thành lập Khu kinh tế Ninh Cơ -
Đầu tư hơn 8.094 tỷ đồng xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Tràng Duệ 3, Hải Phòng -
Đề xuất vay 15.030 tỷ đồng trái phiếu chính phủ mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành -
Bình Định phê duyệt dự án tạo tiền đề cho dự án điện gió ngoài khơi
- Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 7 về kế toán, kiểm toán và tài chính
- MM Mega Market "bung lụa" với loạt deal khủng đón Tết Ất Tỵ
- Coca-Cola khởi động Lễ hội chào đón năm mới 2025 với kỷ lục thế giới
- Tập đoàn DIC khẳng định vị thế 7 năm liên tục trong bảng xếp hạng VNR500
- MSD Việt Nam giành "cú đúp" giải thưởng tại HR Asia Awards 2024
- Indochina Capital - 25 năm giữ vị trí tiên phong trên thị trường bất động sản Việt Nam