Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Halico báo lỗ 13 quý liên tiếp từ khi lên sàn
Thị Hồng - 14/07/2021 09:24
 
Công ty cổ phần Rượu và Nước giải khát Hà Nội (Halico) ghi nhận quý thứ 13 liên tiếp công ty báo lỗ từ khi đăng ký giao dịch trên sàn chứng khoán Hà Nội vào giữa năm 2018.

Doanh nghiệp sở hữu thương hiệu Vodka Hà Nội, Nếp mới... này ghi nhận doanh thu thuần quý II đạt hơn 17 tỷ đồng, giảm gần 33% so với cùng kỳ. Sau khi trừ các chi phí, công ty lỗ sau thuế hơn 12 tỷ đồng, gấp đôi so với cùng kỳ năm 2020.

Luỹ kế sáu tháng đầu năm, Halico ghi nhận doanh thu 53 tỷ đồng. Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp ăn hơn 24 tỷ đồng là hai khoản mục kéo giảm phần lớn lợi nhuận khiến công ty này báo lỗ sau thuế nửa năm 13,3 tỷ đồng. 

Đây là quý thứ 13 liên tiếp công ty báo lỗ từ khi đăng ký giao dịch trên sàn chứng khoán Hà Nội vào giữa năm 2018.

Ban lãnh đạo cho biết yếu tố về thời tiết ảnh hưởng đến thói quen sử dụng bia rượu ở miền Bắc. Theo đó, vào mùa đông và mùa xuân trời lạnh, sản lượng tiêu thụ rượu tăng hơn so với mùa hè và mùa thu. 

Kết quả, công ty này lỗ luỹ kế gần 458 tỷ đồng, tăng hơn 13 tỷ đồng so với đầu năm và hơn gấp đôi vốn điều lệ.  

.
Nhà máy của Halico

Halico có 2 cổ đông lớn là Tổng công ty Bia Rượu Nước giải khát Hà Nội nắm 54,29% vốn và Steecar Investment Holding Pte Ltd nắm 45,57%. 

Công ty này đặt mục tiêu tiêu thụ khoảng 2,76 triệu lít trong năm nay; doanh thu thuần 114,6 tỷ đồng và lỗ trước thuế 30 tỷ đồng. 

Tiền thân là Nhà máy Rượu Hà Nội do hãng rượu Fontaine của Pháp xây dựng từ năm 1898, đặt tại 94 Lò Đúc, Halico được cổ phần hoá năm 2006.

5 năm sau đó, công ty có đối tác chiến lược là Diageo Singapore Private Ltd trong đó Steecar Investment Holding Pte Ltd đại diện vốn và hỗ trợ về tiếp thị, bán hàng, sản xuất. 

Nguyên nhân công ty này thường xuyên bị lỗ được cho là do thị hiếu và yêu cầu của người tiêu dùng đối với mặt hàng rượu ngày càng khắt khe về chất lượgn sản phẩm, hình ảnh, bao bì... 

Cùng với đó, là sự cạnh tranh từ các hãng rượu khác và tình trạng trốn thuế, làm hàng giả, hàng nhái của các cơ sở tư nhân. 

Còn về nguyên nhân chủ quan, ban lãnh đạo công ty nhắc đến nhu cầu sản xuất ở mức thấp so với năng lực của nhà máy nên không giảm được giá thành sản xuất. 

Halico cũng chưa khai thác được thế mạnh trong việc hợp tác với Diageo trong việc gia công sản pẩm và sử dụng chung kênh phân phối của đối tác chiến lược tại Việt Nam. 

Vụ “buôn lậu” của Halico: Nhiều “sếp” bị khởi tố
Trước khi Cơ quan an ninh điều tra - Bộ Công an tống đạt quyết định bắt tạm giam nguyên Tổng giám đốc Cty CP cồn rượu Hà Nội Hồ Văn Hải, đã có...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư