Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 20 tháng 04 năm 2024,
Hạn chế mặt trái của cơ chế thị trường
Mạnh Bôn - 26/04/2014 10:17
 
Yêu cầu đặt ra với Luật Doanh nghiệp sửa đổi là phải hạn chế được tình trạng gian lận, lừa đảo trong hoạt động sản xuất - kinh doanh đang diễn ra hết sức phức tạp tại hầu hết các ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Chấm dứt tình trạng “tay không bắt giặc”
Bỏ ghi ngành nghề kinh doanh theo điều kiện
Luật hóa kỷ luật thị trường với DNNN
Lập DN chỉ 3 ngày, giải thể mất ít nhất 3 tháng
Để làm kinh doanh hấp dẫn hơn gửi tiết kiệm

“Theo cách tính của Ngân hàng Thế giới (WB), năm 2013, khởi sự kinh doanh ở nước ta gồm 10 thủ tục và mất 34 ngày.

  Thủ tục thành lập doanh nghiệp ở nước ta còn phức tạp, tốn kém về thời gian và chi phí  
  Thủ tục thành lập doanh nghiệp ở nước ta còn phức tạp, tốn kém về thời gian và chi phí  

"Với thời gian và thủ tục như hiện nay, Việt Nam đứng ở vị trí thứ 109 trên 189 quốc gia và nền kinh tế về môi trường kinh doanh”, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ông Đặng Huy Đông dẫn chứng một trong những lý do cần phải sửa đổi, bổ sung Luật Doanh nghiệp.

Theo Thứ trưởng Đông, so sánh quốc tế và khu vực, thủ tục thành lập doanh nghiệp và khởi sự kinh doanh ở nước ta vẫn còn phức tạp, tốn kém về thời gian và chi phí.

“Vì vậy, yêu cầu tiếp tục đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm  hồ sơ và thủ tục, giảm thời gian và chi phí để nâng cao mức xếp hạng về năng lực cạnh tranh của môi trường kinh doanh trở nên hết sức cấp thiết”, ông Đông nhấn mạnh.

Cho ý kiến vào Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và các thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đều nhất trí phải sửa đổi luật này để tiếp tục giải phóng sức dân, sức sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho mọi tổ chức, cá nhân được quyền tự do kinh doanh tất cả lĩnh vực, ngành nghề mà pháp luật không cấm đã được hiến định.

“Nhưng mặt khác, sửa đổi Luật Doanh nghiệp lần này cũng phải hạn chế được mặt trái của cơ chế thị trường, cụ thể là hạn chế tình trạng gian lận, lừa đảo trong hoạt động sản xuất - kinh doanh đang diễn ra hết sức phức tạp tại hầu hết các ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn”, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng lưu ý.

Theo Hiến pháp, quyền kinh doanh chỉ bị hạn chế theo quy định của pháp luật trong trường hợp ảnh hưởng đến an ninh, quốc phòng, sức khoẻ cộng đồng… Để cụ thể hoá điều này, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng gợi ý, Dự thảo Luật Doanh nghiệp phải công bố rõ danh mục ngành nghề cấm kinh doanh và danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Theo thống kê của Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Luật Doanh nghiệp hiện hành có tới 15 nhóm vấn đề cần phải sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ, nhằm tạo ra khuôn khổ pháp lý cho mọi tổ chức, cá nhân, không phân biệt thành phần kinh tế, sở hữu được tự do kinh doanh bình đẳng, đồng thời tạo ra cơ sở pháp lý đẩy nhanh tái cơ cấu doanh nghiệp; nâng cao năng lực, hiệu quả của nền kinh tế.

Luật Doanh nghiệp sửa đổi cũng phải làm rõ tất cả lĩnh vực cấm kinh doanh và nêu nguyên tắc về kinh doanh có điều kiện, đồng thời phải hạn chế được tình trạng thành lập doanh nghiệp không phải để tham gia sản xuất, kinh doanh, tạo thu nhập cho mình, tạo ra sản phẩm hàng hoá, dịch vụ cho xã hội mà chỉ để trục lợi, thậm chí lừa đảo.

Luật Doanh nghiệp loại bỏ rào cản môi trường kinh doanh Luật Doanh nghiệp loại bỏ rào cản môi trường kinh doanh

“Những lĩnh vực đang cấm kinh doanh và trong thời gian tới vẫn có thể cấm kinh doanh thì nên đưa vào trong Luật, còn lại chỉ nêu nguyên tắc cấm kinh doanh, còn cấm thế nào đã và sẽ được cụ thể hóa bằng các luật chuyên ngành khác. Riêng với lĩnh vực kinh doanh có điều kiện thì khó có thể đưa vào trong Luật Doanh nghiệp, do nền kinh tế ngày càng phát triển, ngày càng hội nhập với kinh tế thế giới nên sẽ phát sinh thêm nhiều lĩnh vực kinh doanh cần phải có điều kiện”, bà Ngân gợi ý.

Thứ trưởng Đặng Huy Đông cho biết, các lĩnh vực cấm kinh doanh đang được quy định rải rác tại các luật chuyên ngành khác, nhưng nếu thấy cần thiết thì Luật Doanh nghiệp vẫn có thể quy định cụ thể trên cơ sở gom tất cả lại. “Những lĩnh vực đang bị cấm, hoặc sẽ bị cấm sẽ được công bố công khai trên Internet, nên sẽ không có chuyện doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực bị cấm mà nói rằng không biết”, ông Đông nói.

Đối với lĩnh vực kinh doanh có điều kiện, theo ông Đông, do liên tục có sự biến động, nên Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ rà soát để đề xuất bãi bỏ hoặc bổ sung và công bố trên Internet.

“Khi đưa lĩnh vực nào đó vào danh mục kinh doanh có điều kiện, chúng tôi phải trả lời câu hỏi, vì sao cần phải có điều kiện và nếu không có điều kiện thì ảnh hưởng gì đến xã hội. Nếu không trả lời được cả 2 câu hỏi này thì dứt khoát phải bỏ lĩnh vực đó ra khỏi danh mục kinh doanh có điều kiện để trả lại quyền kinh doanh cho người dân”, ông Đông phát biểu.

Ông Đông cũng tin rằng, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, Luật Doanh nghiệp sửa đổi sẽ giảm được tiêu cực, gian lận, hạn chế của cơ chế thị trường.

“Mạng đăng ký doanh nghiệp liên thông với cơ quan thuế thì không chỉ cơ quan thuế, mà khách hàng, đối tác, ngân hàng hoàn toàn có thể biết được doanh nghiệp nào đó có làm ăn chân chính hay không”, ông Đông cho biết.

Bỏ ghi ngành nghề kinh doanh theo điều kiện Bỏ ghi ngành nghề kinh doanh theo điều kiện

(Baodautu.vn) Đề xuất không ghi ngành nghề (trừ ngành nghề kinh doanh có điều kiện) trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (DN) được Ban soạn thảo Dự thảo Luật DN (sửa đổi) xác định là nội dung có tính bước ngoặt với hoạt động DN. Tuy nhiên, xung quanh vấn đề này vẫn còn không ít ý kiến khác nhau.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư