Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Chủ Nhật, Ngày 08 tháng 09 năm 2024,
Hàng loạt ngân hàng được nới mạnh room tín dụng lên 15-23,4%
Thùy Liên - 25/11/2021 11:33
 
Việc việc hàng loạt ngân hàng vừa được nới room, BSC nhận định tín dụng và lợi nhuận năm 2021 và năm 2022 của các ngân hàng tiếp tục khả quan, cổ phiếu xứng đáng được định giá cao hơn.
f
TPBank được cấp room tín dụng cao nhất năm 2021.

Nhiều ngân hàng được nới room, tín dụng năm 2021 sẽ tăng 13%

Chứng khoán BIDV (BSC) vừa công bố báo cáo triển vọng ngành năm 2021.

Theo nhận định của BSC, việc mở cửa cho hoạt động sản xuất kinh doanh trở lại cùng xu hướng "sống chung cùng Covid-19" sẽ giúp phục hồi nhu cầu tín dụng trong quý IV/2021. Dù tốc độ phục hồi còn chậm song dự báo tín dụng toàn ngành năm nay có thể đạt 13%.

Cơ sở để BSC đưa ra nhận định này là do Ngân hàng Nhà nước vừa nới room cho 11 ngân hàng. Trong đó, 4 ngân hàng được nâng hạn mức tín dụng lên trên 20%, bao gồm: TPBank (23,4%), Techcombank (22,1%), MSB (22%) và MB (21%). VIB và VPBank đứng ở nhóm tiếp theo với hạn mức tín dụng lần lượt 19,1% và 17,1%.

Trong nhóm ngân hàng TMCP nhà nước, Vietcombank được nới room tín dụng mạnh nhất lên 15%. Trong khi đó, hai ngân hàng quốc doanh là BIDV và VietinBank được nới ít nhất, lần lượt lên mức 12% và 12,5%.

Tính chung, hạn mức tín dụng trong năm 2021 của các ngân hàng đã được nới lên 13,8%.

Theo đánh giá của BSC, điều này giúp các ngân hàng có thêm dư địa tăng trưởng trong thời gian tới, trong điều kiện nhiều nhà băng đã chạm trần tín dụng trong 9 tháng đầu năm.

Đánh giá thêm về tín dụng 9 tháng đầu năm, các chuyên gia cho hay nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) và doanh nghiệp lớn là hai nhóm khách hàng bị ảnh hưởng mạnh khi dịch bệnh quay trở lại. Hiện nay, hai nhóm khách hàng này đóng góp ở mức trung bình 75 - 80% cơ cấu cho vay của toàn ngành.

Riêng trong quý III/2021, trong khi tốc độ cho vay cá nhân tiếp tục được đẩy mạnh, cho vay SME và doanh nghiệp lớn đều chậm lại do giãn cách kéo dài khiến gián đoạn sản xuất kinh doanh. Do đó, BSC kỳ vọng việc mở cửa trở lại toàn quốc từ đầu quý IV/2021 sẽ giúp nhóm khách hàng doanh nghiệp trở lại hoạt động.

Trong năm 2022, BSC cho rằng, nhu cầu tín dụng sẽ tiếp tục ở mức cao khoảng 13% nhờ đà phục hồi của nền kinh tế sau dịch bệnh, cùng với gói hỗ trợ có thể lên đến 800.000 tỷ đồng trong 2 - 3 năm sẽ thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng và sản xuất kinh doanh.

Lợi nhuận tăng trưởng tốt, cổ phiếu ngân hàng đang được định giá rẻ

Mặc dù việc giảm lãi suất sẽ tạm thời giảm kỳ vọng tăng trưởng thu nhập lãi thuần quý IV/2021 của các ngân hàng, song với mức tăng trưởng tín dụng cao hơn sẽ giúp các ngân hàng có mức nền tín dụng cao, chuẩn bị cho tăng trưởng trong năm 2022. BSC cho rằng NIM trong năm 2022 sẽ tăng 0.35 điểm phần trăm so với năm 2021 do ba yếu tố.

Thứ nhất, phục hồi của nền kinh tế giúp tăng trưởng tín dụng cao, đặc biệt tập trung vào nhóm SME và cá nhân với NIM cao.

Thứ hai, lãi suất cho vay phục hồi sau thời gian hỗ trợ (ước tính hết năm 2021).

Thứ ba, tăng cơ cấu CASA trong năm 2022 giúp giảm chi phí vốn.

Mặc dù nợ xấu tăng nhưng các ngân hàng cũng tăng trích lập dự phòng. Tỷ lệ CAR Basel II tiếp tục được giữ ở mức cao, và tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn giữ ở mức an toàn. Các tỷ lệ đều đảm bảo tốt tỷ lệ yêu cầu của SBV, và BSC kỳ vọng điều này sẽ được giữ vững trong tương lai với các kế hoạch tăng vốn, từ đó giúp tăng trưởng quy mô và lợi nhuận của các ngân hàng.

BSC dự đoán, năm nay, lợi nhuận trước thuế của các ngân hàng sẽ tăng 24,2%, NIM 3,84%, tín dụng tăng 13%. Sang năm 2022, tín dụng tăng 14%, lợi nhuận trước thuế tăng 22,8%, NIM cải thiện lên 4,12%.  

Hiện nay, ngành ngân hàng đang được định giá ở mức 1.7x giá trị sổ sách tính đến hết ngày 19/11/2021, giảm khoảng 15% so với đỉnh toàn ngành do ảnh hưởng bởi dịch bệnh khiến nhà đầu tư lo ngại về sự sụt giảm lợi nhuận so với kỳ vọng đầu năm.

Tuy Covid-19 có tác động tiêu cực vào nhu cầu tín dụng cũng như dự phòng của các ngân hàng, do đó, BSC cho rằng, ảnh hưởng này không làm điều chỉnh giảm quá nhiều lợi nhuận trong điều kiện các ngân hàng đã hoàn thành xấp xỉ 80% kế hoạch của cả năm và trích lập phần lớn các khoản nợ tái cơ cấu cần trích trong năm 2021.

Do đó, BSC cho rằng, sức khỏe tài chính của các ngân hàng hiện nay xứng đáng có mức định giá cao hơn so với thời điểm hiện tại.  

NHNN cân nhắc lùi tiếp lộ trình siết tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn
Từ 1/10/2021 vừa qua, các NHTM phải giảm tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn từ mức 40% trước đó về mức 37%. Tuy nhiên, NHNN đang...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư