-
Eximbank ra mắt gói ưu đãi tín dụng đặc biệt dành cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu -
Sacombank triển khai dịch vụ giải ngân trực tuyến cho doanh nghiệp -
VietinBank tiên phong triển khai đồng bộ các giải pháp, nâng cao trải nghiệm khách hàng -
Sáu ngân hàng sẽ hỗ trợ khách vay mua nhà tại Caraworld -
ADB tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank lên 115 triệu USD -
VPBank kiến tạo thịnh vượng từ khơi dậy tiềm năng sáng tạo cho thế hệ trẻ
Nhiều ngân hàng công bố lãi dự thu 9 tháng của năm 2019 ở mức cao. Ảnh: Đức Thanh |
Nợ xấu hay lợi nhuận?
Đến thời điểm này, đã có gần 20 ngân hàng công bố báo cáo tài chính quý III/2019, điểm chung là lãi dự thu đều tăng mạnh. Lãi dự thu tăng theo tốc độ tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng là điều bình thường, song tại một số ngân hàng, tỷ lệ lãi dự thu quá lớn, hoặc tốc độ tăng quá mạnh sẽ là những cảnh báo cho các nhà đầu tư.
Trong một số trường hợp, lãi dự thu không đơn thuần là các khoản lãi ngân hàng dự tính thu được trong tương lai, mà chính là nợ xấu tiềm ẩn.
Tại BacABank, 9 tháng của năm, ngân hàng lãi 646,2 tỷ đồng (hoàn thành 70% kế hoạch năm), nợ xấu tính đến cuối tháng 9 chỉ 503,5 tỷ đồng (0,72%) so với đầu năm. Tuy nhiên, lãi dự thu lại tăng gần 1.000 tỷ đồng so với cùng kỳ năm ngoái và đã chạm ngưỡng ngấp nghé 4.000 tỷ đồng.
VietBank cũng tăng lãi dự thu rất mạnh. 9 tháng của năm, lãi dự thu của ngân hàng này là 1.566 tỷ đồng, tăng 74,2% so với cùng kỳ.
Một số ngân hàng khác, mức độ tăng lãi dự thu tuy chậm hơn, song cũng chiếm tỷ trọng rất lớn. Cụ thể, Ngân hàng TMCP Quân đội có lãi dự thu 4.086 tỷ đồng, tăng hơn 19% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong số các ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính, Sacombank dẫn đầu về lãi dự thu, song diễn biến lãi dự thu của ngân hàng này hết sức tích cực. Các khoản lãi, phí phải thu tại thời điểm ngày 30/9 là 20.610 tỷ đồng, giảm khá nhiều so với mức 23.154 tỷ đồng hồi đầu năm. Tiến trình xử lý nợ xấu tích cực đang khiến lợi nhuận ngân hàng này cải thiện ngày một tích cực.
Tại sao ngân hàng “neo” lãi dự thu?
Dự thu lãi là nghiệp vụ phù hợp với nguyên tắc kế toán, song thực tế, một số ngân hàng đang đánh giá quá lạc quan (hoặc cố tình đánh giá lạc quan) về khả năng thu hồi lãi trong tương lai, để ghi nhận nguồn thu này vào tổng doanh thu hoạt động. Thực tế, rất nhiều khoản tính lãi dự thu không có khả năng thu hồi tiền gốc, chưa nói đến lãi.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, một chuyên gia ngành ngân hàng khẳng định, trong báo cáo tài chính của các ngân hàng, có nhiều khoản lẽ ra là nợ xấu, nhưng lại được ghi nhận thành lãi dự thu. Lý do khiến các ngân hàng neo lãi dự thu cao là để “né” nợ xấu.
“Một số ngân hàng nhỏ, lợi nhuận cả năm chỉ vài chục đến vài trăm tỷ đồng, trong khi một khoản nợ xấu có khi đã lên tới hàng trăm tỷ đồng. Nếu khoản nợ xấu này được tính vào nguồn thu, ngân hàng sẽ tiếp tục thu lãi, nhưng nếu bị chuyển thành nợ xấu, thì ngân hàng phải tăng trích lập dự phòng, khi đó lợi nhuận sẽ bị hao mòn, thậm chí âm. Hiện rất nhiều ngân hàng vẫn chưa xử lý xong nợ tại Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), nợ xấu nội bảng lại có xu hướng tăng lên. Vì vậy, các ngân hàng để lãi dự thu ở mức lớn là điều dễ hiểu”, vị chuyên gia này cho biết.
Trong bối cảnh hệ thống ngân hàng Việt Nam đang tái cơ cấu, việc ngân hàng liên tục “neo” lãi dự thu là điều dễ hiểu. Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của Quốc hội cũng đã cho phép ngân hàng giãn thời gian xử lý nợ xấu bằng lãi dự thu. Tuy nhiên, thực tế có những khoản “dự thu” đã rất nhiều năm, nhưng ngân hàng vẫn không thu được. Theo nguyên tắc, những khoản dự thu như vậy, ngân hàng phải thoái dần, song thực tế các ngân hàng vẫn cứ tiếp tục neo từ năm này sang năm khác trên báo cáo tài chính. Bởi nếu thoái lãi dự thu (bán nợ, xử lý nợ), lợi nhuận của ngân hàng sẽ giảm mạnh.
TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế khẳng định: “Xử lý nợ xấu chậm một phần là do các ngân hàng không muốn mất lãi dự thu. Dù Nghị quyết 42 đã cho phép các ngân hàng được ghi một số khoản nợ xấu vào lãi dự thu và hạch toán dần (thay vì hạch toán ngay), song nhiều ngân hàng vẫn chưa dám làm vì khi đó lợi nhuận sẽ sụt giảm rất mạnh”.
Nhiều ý kiến cho rằng, Ngân hàng Nhà nước nên đưa ra lộ trình thích hợp và có quy định chung về thoái lãi dự thu cho các ngân hàng (có thể có ngoại lệ riêng cho các ngân hàng tái cơ cấu). Việc phải bóc tách tỷ lệ lãi dự thu có nguy cơ biến thành nợ xấu sẽ giúp cơ quan quản lý có thể giám sát kịp thời về sức khỏe của các nhà băng.
-
VietinBank tiên phong triển khai đồng bộ các giải pháp, nâng cao trải nghiệm khách hàng -
Sáu ngân hàng sẽ hỗ trợ khách vay mua nhà tại Caraworld -
ADB tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank lên 115 triệu USD -
VPBank kiến tạo thịnh vượng từ khơi dậy tiềm năng sáng tạo cho thế hệ trẻ -
Hành trình sở hữu xe ô tô với lãi suất vay ưu đãi từ 6,75% tại Eximbank -
Thúc đẩy ngân hàng thực thi ESG: Ngoài cơ chế khuyến khích cần thêm chế tài bắt buộc -
Tín dụng xanh tại Agribank: Khoản vay lâm nghiệp bền vững đứng đầu về lượng khách hàng
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Sandoz triển khai chương trình cộng đồng phòng chống đề kháng kháng sinh tại Việt Nam
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024