
-
Vàng thế giới tăng trước suy yếu của USD, giá SJC niêm yết 120,3 triệu đồng/lượng
-
Eximbank có Quyền Tổng giám đốc mới
-
Quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội và Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm
-
Phác thảo bức tranh lợi nhuận ngân hàng
-
Luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo; Kiến nghị bỏ giấy phép nhập khẩu vàng -
Quy định về mức hỗ trợ và phương thức hỗ trợ cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
Theo dõi tỷ giá tăng lên kịch trần gần 22.800 VND/USD, ông Nguyễn Văn Ân, Giám đốc một doanh nghiệp chuyên nhập khẩu máy móc từ Trung Quốc cho biết, tỷ giá đang tăng nên chi phí nhập khẩu sẽ tăng, song muốn tăng giá bán để bù đắp không phải là chuyện dễ. Ông Ân đã tính đến việc chuyển sang thanh toán bằng đồng CNY để tránh rủi ro về tỷ giá, song thủ tục mở L/C tại ngân hàng đối với đồng CNY không dễ. Mặt khác, đối tác cũng muốn được nhận bằng USD.
Ảnh hưởng nhiều phải kể đến các nhà nhập khẩu phân bón. Hiện mặt hàng kali đang được bán với giá 7.300 đồng/kg, nhưng khi phải chịu tỷ giá mới sẽ phải bán lên 7.450-7.500 đồng/kg. “Vì vậy phải tính kỹ khi nhập khẩu và không nhập ồ ạt như trước”, đại diện Vinacam cho hay.
![]() |
Bà Trương Thị Thúy Liên, Giám đốc Công ty sản xuất Da giày Liên Phát cũng cho hay, biến động tỷ giá hiện nay sẽ khiến chi phí nhập khẩu nguyên phụ liệu trong ngành dệt may, da giày đội lên. Hiện nguồn nguyên phụ liệu chủ yếu được nhập khẩu, trong đó có Trung Quốc và hàng hóa xuất khẩu sang các thị trường châu Âu lại đang phải hứng chịu thiệt hại, do Euro giảm giá mạnh thời gian qua.
Theo bà Liên, tỷ giá vừa được điều chỉnh là động thái tích cực với các nhà xuất khẩu, nhưng chưa hẳn đã bù đắp được phần thiệt hại, nhất là với doanh nghiệp có nhập khẩu nguyên liệu.
Báo cáo ngày 20/8 của Ngân hàng HSBC Việt Nam nhận định, tiền đồng phải đối mặt với nhiều áp lực nhất châu Á. Từ nay đến cuối năm 2015, HSBC dự đoán NHNN có thể phải giảm giá tiền đồng thêm 2% nữa khi đồng CNY yếu hơn sẽ tạo ra một môi trường ngày càng cạnh tranh cho hàng xuất khẩu của Trung Quốc. Mức dự báo cho tỷ giá VND/USD trong cuối năm 2015 sẽ tăng từ 21.830 VND/USD lên 22.800 VND/USD.
Ông Phạm Hồng Hải, Tổng giám đốc HSBC Việt Nam cho rằng, Việt Nam với vị thế trong chuỗi cung ứng của thế giới sẽ còn tiếp tục nhập khẩu máy móc và nguyên vật liệu từ Trung Quốc để phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu. Vì vậy, doanh nghiệp nên chủ động có các biện pháp quản trị rủi ro tỷ giá thay vì chỉ trông chờ vào việc bảo hộ tỷ giá của NHNN. Còn xuất khẩu sẽ có lợi thế tương đối về giá, nhưng các bạn hàng cũng sẽ nhanh chóng yêu cầu người bán điều chỉnh giá để có thể cùng hưởng lợi từ việc Việt Nam điều chỉnh tỷ giá. Do đó, về dài hạn, doanh nghiệp vẫn phải đầu tư vào chất lượng, từ đó nâng cao lợi thế cạnh tranh và vị thế của hàng Việt Nam.
-
Vàng rời xa mốc 3.300 USD/ounce, chờ đợi chuyển động mới trong đàm phán thương mại -
Luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo; Kiến nghị bỏ giấy phép nhập khẩu vàng -
Quy định về mức hỗ trợ và phương thức hỗ trợ cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện -
Siết tỷ lệ đòn bẩy từ 1/7: Không cản trở hoạt động phát hành trái phiếu của doanh nghiệp -
Khắc phục những bất cập của gói hỗ trợ lãi suất 2% -
Nghị quyết 68: Ngân hàng thương mại tiếp sức kinh tế tư nhân "cất cánh" -
TPBank kiện toàn nhân sự Ban Điều hành, hướng tới phát triển bền vững
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025
-
DXMD Việt Nam tiếp tục ghi danh vào Top 10 sàn giao dịch bất động sản xuất sắc Việt Nam
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu
-
Giải pháp phát triển bền vững toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới
-
LOTTE MART Việt Nam được vinh danh là doanh nghiệp xanh