-
Rộn ràng sắc Xuân với phiên chợ nông sản đặc biệt -
Thừa Thiên Huế: Kết nối giao thương, quảng bá sản phẩm nông sản, đặc sản 2024 -
Xuất khẩu sang Hoa Kỳ năm 2025 được dự báo tiếp đà tăng trưởng -
Hội chợ Xuân Giảng Võ 2025 phiên bản đặc biệt tổ chức tại Ocean City -
Ngành da giày đặt mục tiêu xuất khẩu 29 tỷ USD trong năm 2025 -
Thời điểm “vàng” kích cầu tiêu dùng cuối năm
Nhập khẩu nguyên phụ liệu phục vụ cho ngành dệt may da giày từ Trung Quốc giảm 36,6% so với cùng kỳ năm trước. |
Số liệu thống kê mới nhất của Bộ Công thương, tháng đầu năm 2023, thương mại 2 chiều Việt Nam - Trung Quốc đạt trên 11 tỷ USD, giảm mạnh 4,45 tỷ USD so với mức xấp xỉ 15 tỷ USD cùng kỳ năm ngoái.
Việc Trung Quốc mở cửa trở lại từ đầu tháng 1 giúp xuất khẩu hàng hóa được cải thiện mạnh mẽ, nhất là với nhóm hàng nông thủy sản, nhưng chiều nhập khẩu, hàng hóa về Việt Nam giảm sâu hàng tỷ USD là do tháng 1 có nhiều ngày nghỉ Tết kéo dài.
Cụ thể, tháng 1, xuất khẩu sang thị trường này ghi nhận mức tăng 14% so với cùng kỳ, đạt 4,450 tỷ USD, nhập khẩu từ Trung Quốc 6,62 tỷ USD, chỉ bằng 59,8% so với cùng kỳ năm trước (11,076 tỷ USD).
Nhập khẩu giảm mạnh ở nhóm hàng: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện chỉ đạt 1,5 tỷ USD, giảm 36,7% (tương ứng giảm 872 triệu USD); Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác 1,41 tỷ USD, giảm 38,9%; Nhóm hàng nguyên phụ liệu phục vụ cho ngành dệt may da giày nhập khẩu vào Việt Nam trong tháng 1/2023 chủ yếu có xuất xứ từ Trung Quốc, chiếm tỷ trọng tới 51%, với 903 triệu USD, giảm 36,6% so với tháng 1/2022.
Trong quan hệ thương mại 2 chiều, tính bổ sung lẫn nhau trong cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa giữa hai nước vẫn rất lớn. Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc các sản phẩm nông sản nhiệt đới, thủy sản, dệt may, điện thoại, máy tính, sản phẩm điện tử; đồng thời nhập khẩu từ Trung Quốc các mặt hàng nguyên liệu phục vụ sản xuất, máy móc thiết bị...
Tại hội nghị “Thúc đẩy giao thương nông sản, thủy sản Việt - Trung trong bối cảnh mới” mới đây, ông Tô Ngọc Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công thương) cho biết thương mại song phương giữa Việt Nam - Trung Quốc năm 2022 đạt 175,5 tỷ USD, chiếm 24% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam.
Trong đó, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất của mặt hàng rau quả, sắn và sản phẩm từ sắn, cao su, lần lượt chiếm tỷ trọng 54%; 91,5% và 71%. Ngoài ra, Trung Quốc cũng là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của thủy sản Việt Nam, chỉ sau Mỹ và Nhật Bản.
Thời gian qua, Việt Nam luôn duy trì vị thế đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN và lớn thứ 6 trên toàn cầu. Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất và là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam. Còn trong các nước thành viên RCEP, Trung Quốc có thặng dư thương mại lớn nhất với Việt Nam, khoảng 60,8 tỷ USD trong năm 2022.
-
Xuất khẩu sang Hoa Kỳ năm 2025 được dự báo tiếp đà tăng trưởng -
Đề xuất 4 chính sách phát triển thương hiệu nông sản Việt -
Hội chợ Xuân Giảng Võ 2025 phiên bản đặc biệt tổ chức tại Ocean City -
Thêm một loại trái cây sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ -
Máy tính, sản phẩm điện tử xuất khẩu đến ngày 15/12 tăng thêm 14,4 tỷ USD -
Ngành da giày đặt mục tiêu xuất khẩu 29 tỷ USD trong năm 2025 -
Nhiều ngành hàng xuất khẩu cán đích
- Agribank vinh dự đạt Giải thưởng Sao Vàng đất Việt năm 2024
- Tổng đài tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp và cá nhân tại Kế toán Anpha
- Có nên lựa chọn hình thức gửi tiết kiệm kết hợp với bảo hiểm không?
- Archi Reenco Hòa Bình được vinh danh Top 200 Doanh nghiệp xuất sắc giải Sao Vàng đất Việt 2024
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
- Kinh doanh tăng trưởng mạnh mẽ và bền vững, Stavian Hóa chất được vinh danh trong Top 10 Sao Vàng đất Việt 2024