
-
Robot và AI mở ra bước ngoặt mới trong điều trị bệnh lý cột sống, thần kinh tại Việt Nam
-
Cần minh bạch nguồn gốc sản phẩm để chống lại hàng giả, hàng kém chất lượng
-
Tin mới y tế ngày 6/5: Dịch sởi tại Hà Nội có dấu hiệu chững lại, nhưng tay chân miệng tăng
-
Tăng thuế thuốc lá nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng, giảm thiệt hại kinh tế
-
Người lớn tuổi và người bệnh nền: Cảnh giác với cúm khi giao mùa -
Sở Y tế Nam Định báo cáo vụ việc "đóng đủ tiền viện phí mới được cấp cứu"
Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong dịp Tết năm nay, có tổng cộng 143 điểm bán lẻ thuốc tiếp tục hoạt động, bao gồm 41 nhà thuốc trong các bệnh viện trực thuộc Sở Y tế và 102 quầy thuốc tư nhân tại 30 quận, huyện, thị xã.
![]() |
Sở Y tế Hà Nội cũng đã công khai danh sách 102 cơ sở bán lẻ thuốc trên địa bàn (có đầy đủ thông tin và địa chỉ, số điện thoại liên hệ), trong đó 100% các nhà thuốc tại bệnh viện và nhiều nhà thuốc tư nhân khác cam kết mở cửa phục vụ xuyên Tết. |
Các cơ sở y tế được yêu cầu đảm bảo cung ứng đủ thuốc chất lượng, phục vụ kịp thời nhu cầu cấp cứu, khám chữa bệnh, đồng thời không được lợi dụng tình hình dịch Tết để tăng giá thuốc.
Ngoài ra, Sở Y tế cũng yêu cầu các phòng y tế quận, huyện tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động của các cơ sở bán thuốc, đặc biệt chú trọng phát hiện thuốc giả, thuốc kém chất lượng và các hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý.
Để đảm bảo nguồn cung thuốc, hệ thống nhà thuốc FPT Long Châu cam kết sẽ mở cửa xuyên suốt trong suốt kỳ nghỉ Tết. Tổng cộng 259 nhà thuốc FPT Long Châu trên toàn quốc sẽ phục vụ người dân, trong đó Hà Nội có 42 nhà thuốc, TP.HCM có 28 nhà thuốc, và các tỉnh miền Tây, miền Trung cũng có các điểm bán thuốc sẵn sàng phục vụ.
Cũng về công tác bảo đảm nhu cầu thuốc chữa bệnh, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cũng đã thông tin về kết quả kiểm tra việc cung ứng thuốc bảo đảm phục vụ nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 trên địa bàn TP.Hà Nội.
Theo đó, từ sau Tết Dương lịch đến nay, Cục Quản lý Dược phối hợp với Sở Y tế Hà Nội tổ chức một số đoàn kiểm tra thực tế tại các cơ sở nhập khẩu, bán buôn, bán lẻ thuốc và các bệnh viện trên địa bàn thành phố.
Đại diện Cục Quản lý Dược cho biết, làm việc tại các cơ sở nhập khẩu và bán buôn thuốc lớn tại Hà Nội, đoàn kiểm tra ghi nhận các đơn vị này đã triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm đảm bảo nguồn cung thuốc cho các cơ sở khám chữa bệnh và cơ sở bán lẻ thuốc.
Kết quả, các đơn vị đều có kế hoạch đặt hàng sớm với các nhà sản xuất trong và ngoài nước để duy trì lượng tồn kho hợp lý, đặc biệt là đối với các thuốc thiết yếu như: thuốc cấp cứu, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, tiền chất, kháng sinh và dịch truyền.
Các cơ sở cũng phối hợp chặt chẽ với các bệnh viện để rà soát nhu cầu, đảm bảo giao hàng trước Tết và sẵn sàng hỗ trợ trong trường hợp phát sinh yêu cầu khẩn cấp.
Ngoài ra, công tác hậu cần như bảo quản, vận chuyển và giao nhận thuốc đều được các công ty xây dựng kế hoạch cụ thể để đảm bảo thực hiện đúng quy định chuyên môn. Đặc biệt, các cơ sở đã bố trí lực lượng trực 24/7 trong suốt kỳ nghỉ Tết để đảm bảo sẵn sàng và đáp ứng kịp thời các tình huống phát sinh.
Kiểm tra không báo trước tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, đoàn kiểm tra đánh giá cao sự chủ động và chuẩn bị kỹ lưỡng của bệnh viện. Khoa Dược đã hoàn thiện kế hoạch cung ứng đầy đủ thuốc phục vụ cho cả bệnh nhân nội trú và ngoại trú. Nhà thuốc bệnh viện cũng cam kết hoạt động 24/24h, đảm bảo người bệnh luôn được tiếp cận thuốc kịp thời.
Đại diện Bệnh viện Phụ sản Hà Nội khẳng định, Bệnh viện sẽ không để xảy ra tình trạng thiếu thuốc, đặc biệt là các thuốc cấp cứu và thuốc phục vụ các trường hợp bệnh lý phức tạp.
Còn tại các cơ sở bán lẻ thuốc, đặc biệt là một hệ thống nhà thuốc lớn, đoàn kiểm tra ghi nhận các đơn vị đã xây dựng kế hoạch vận hành liên tục trong suốt kỳ nghỉ Tết. Cụ thể, hệ thống này sẽ duy trì hoạt động 24/7 tại hơn 40 cơ sở trên địa bàn Hà Nội để đảm bảo đáp ứng nhu cầu của người dân.
Sở Y tế Hà Nội cũng đã công khai danh sách 102 cơ sở bán lẻ thuốc trên địa bàn (có đầy đủ thông tin và địa chỉ, số điện thoại liên hệ), trong đó 100% các nhà thuốc tại bệnh viện và nhiều nhà thuốc tư nhân khác cam kết mở cửa phục vụ xuyên Tết.
Sở Y tế cho biết sẽ tiếp tục giám sát và kịp thời điều phối việc cung ứng thuốc trong trường hợp phát sinh nhu cầu đột xuất, đặc biệt là tại các khu vực đông dân cư và các điểm “nóng” trong công tác điều trị.
-
Robot và AI mở ra bước ngoặt mới trong điều trị bệnh lý cột sống, thần kinh tại Việt Nam
-
Bộ Y tế yêu cầu tăng cường hậu kiểm, xử lý nghiêm hành vi sản xuất, quảng cáo thực phẩm giả
-
Cần minh bạch nguồn gốc sản phẩm để chống lại hàng giả, hàng kém chất lượng
-
Tin mới y tế ngày 6/5: Dịch sởi tại Hà Nội có dấu hiệu chững lại, nhưng tay chân miệng tăng
-
Tăng thuế thuốc lá nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng, giảm thiệt hại kinh tế -
Người lớn tuổi và người bệnh nền: Cảnh giác với cúm khi giao mùa -
Sở Y tế Nam Định báo cáo vụ việc "đóng đủ tiền viện phí mới được cấp cứu" -
Tin mới y tế ngày 5/5: Gần 1 triệu lượt người khám, cấp cứu trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 -
Tin mới y tế ngày 4/5: Kỳ tích ghép tạng trong dịp đại lễ 30/4-1/5 -
Không có vùng cấm trong xử lý thực phẩm chức năng giả -
Gánh nặng và diễn biến khó lường của dịch sốt xuất huyết Dengue
-
FPT thâu tóm công ty công nghệ Đức, thúc đẩy chuyển đổi số ngành năng lượng
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Vì sao phân khu tài chính của Economy City hút giới doanh nhân, đầu tư
-
Ngân hàng số SeAMobile được xếp hạng 5 sao tại Giải thưởng Sao Khuê 2025
-
Vinhomes và CapitaLand Development hợp tác chiến lược toàn diện trong lĩnh vực bất động sản
-
VietinBank - Chuyển đổi số để vươn mình trong kỷ nguyên mới