-
Chuyển đổi số xanh - Động lực mới cho nền kinh tế Hải Phòng -
Hà Nội sẽ thí điểm tiếp nhận 30 dịch vụ công trực tuyến trên ứng dụng VNeID và iHanoi -
Ra mắt Dự án chính quyền số Hải Phòng -
Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025 -
Công nghệ nhận diện khuôn mặt - “tấm khiên” an toàn trong thời đại dữ liệu -
FPT sẽ thành lập liên doanh để thúc đẩy chuyển đổi số tại Nhật Bản
Có mặt tại sự kiện độc quyền này, hầu hết các nhà đầu tư, các nhà phát triển dự án trên thế giới đều khẳng định, metaverse sẽ dẫn dắt công nghệ Blockchain toàn cầu trong vòng 5 năm tới.
Metaverse hiện chưa có một định nghĩa chắc chắn, nhưng nó thường đề cập đến những công nghệ như thực tế ảo, cùng với ý tưởng mọi người có thể chơi và sống trong thế giới đó.
Các nhà nghiên cứu tại Gartner vừa đưa ra dự đoán vào năm 2026, 25% người dùng sẽ dành ít nhất một giờ mỗi ngày để làm việc, mua sắm, học tập, giao lưu và vui chơi trong metaverse (siêu vũ trụ ảo).
Vì không có nhà cung cấp nào sở hữu metaverse nên Gartner hy vọng nền kinh tế ảo sẽ được hỗ trợ bởi các loại tiền kỹ thuật số và token không thể thay thế (NFT). Metaverse sẽ tác động đến mọi hoạt động kinh doanh mà người tiêu dùng tương tác hằng ngày. Đặc biệt, doanh nghiệp sẽ có thể cải thiện sự tương tác giữa các nhân viên mà không cần phải tạo ra cơ sở hạ tầng của riêng mình.
Hiện Những gã khổng lồ công nghệ của Meta (Facebook) và Microsoft, Tencent, Alibaba, ByteDance (chủ sở hữu ứng dụng TikTok) đều đang đầu tư vào metaverse, dù họ có cách tiếp cận thận trọng khác nhau.
Kết hợp yếu tố MOBA, RPG và công nghệ Blockchain, Fight of the Ages của FOTA (Việt Nam) đang thu hút sự chú ý toàn cầu |
Có thể thấy, Trung Quốc hiện là quốc gia đầu tư mạnh mẽ cho metaverse.
Bằng chứng, Ủy ban Metaverse của Hiệp hội Truyền thông Di động Trung Quốc được thành lập vào tháng 10/2021, có nhiệm vụ phát triển các tiêu chuẩn và công nghệ xung quanh metaverse. Giới đầu tư cho rằng, Trung Quốc sẽ thành lập các nhóm đặc biệt như vậy về loại công nghệ mà nước này muốn phát triển nhanh chóng và dẫn đầu, chẳng hạn như blockchain.
Việc thành lập ủy ban metaverse cũng có thể cho thấy Trung Quốc đang tìm cách điều chỉnh công nghệ này khi nó phát triển.
Giống như những gã khổng lồ công nghệ Mỹ, các hãng công nghệ lớn của Trung Quốc từ Tencent đến Alibaba đều đang khám phá, phát triển ứng dụng metaverse. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng hoạt động phát triển metaverse của Trung Quốc có thể sẽ bị quản lý cao và không có khả năng sử dụng tiền điện tử trong giao dịch.
Tại Việt Nam, công nghệ blockchain đã có sự tăng tốc trong thời gian vừa qua. Là một thị trường mới nổi, Việt Nam đang được đánh giá là một trong những quốc gia có tiềm năng phát triển công nghệ blockchain lớn nhất.
Với sự hỗ trợ về chính sách từ Chính phủ về công nghệ số, chuyển đổi số, nhiều các doanh nghiệp blockchain, các dự án khởi nghiệp về công nghệ blockchain đang phát triển và gặt hái được những thành tựu đáng kể nhất định.
Trong số top 200 công ty, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh ứng dụng công nghệ Blockchain toàn cầu, có 7 doanh nghiệp do người Việt Nam thành lập.
Việt Nam cũng là 1 trong 5 quốc gia đi đầu về blockchain, hiện có khoảng 10 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo người Việt Nam trong lĩnh vực blockchain có vốn hóa trên 100 triệu USD.
Dự án FOTA chứa đựng nhiều tiềm năng thu hút nhà đầu tư trên thế giới |
Hội nghị Blockchain toàn cầu phiên bản Đông Nam Á đã thu hút những xu hướng blockchain tiềm năng trong năm 2022. Có khoảng 100 quỹ đầu tư từ khắp nơi trên thế giới và 18 dự án DeFi, Gaming, NFTs, Metaverse của khu vực tham gia gặp gỡ các nhà đầu tư. Trong đó, các quỹ nổi bật như AVStar Capital, Borderless Capital, OnBlock Ventures; GFS Ventures; VSV Capital…
Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ blockchain, hay xu hướng như Metaverse, vẫn đang được kỳ vọng sẽ là tương lai của công nghệ.
Tuy nhiên, theo các nhà phát triển dự án blockchain, hiện nhiều người vẫn cho rằng blockchain và tiền mã hoá là một. Thực tế, tiền tiền mã hoá là một trong những ứng dụng điển hình của blockchain.
Ngoài ra, công nghệ chuỗi khối còn được ứng dụng vào đa dạng các lĩnh vực trong thực tiễn như quản lý và sở hữu bất động sản, quản lý chuỗi cung ứng, chuyển tiền, xác minh nhận dạng số, truy xuất nguồn gốc trong nông nghiệp, Chính phủ điện tử...
Các nhà đầu tư cho rằng, giờ là thời điểm vàng để đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển, ứng dụng công nghệ chuỗi khối. Theo thống kê, trong vòng 5 năm tới, có khoảng 20 tỷ thiết bị sẽ được kết nối với nhau. Đây là thách thức cho lĩnh vực IT, cho hệ thống dữ liệu, đặt ra yêu cầu về một công nghệ mới giúp kết nối và chia sẻ dữ liệu tin cậy, nhanh chóng, bảo mật hơn, mà blockchain chính là một trong những lời giải.
-
Hà Nội: Nhiều tiện ích khi tích hợp giữa VNeID với iHanoi -
Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025 -
Công nghệ nhận diện khuôn mặt - “tấm khiên” an toàn trong thời đại dữ liệu -
FPT sẽ thành lập liên doanh để thúc đẩy chuyển đổi số tại Nhật Bản -
Tổ chức Tuần lễ số quốc tế Việt Nam lần thứ 3 -
VNPT Cloud: Chìa khóa mở ra cánh cửa du lịch thông minh -
VNPT đồng hành kiến tạo thành phố thông minh vì tương lai
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025