
-
FIR quay lại đường đua lợi nhuận, mạnh tay giảm dư nợ hơn 200 tỷ đồng
-
Đổi mới quản lý hải quan qua phát triển quan hệ đối tác với doanh nghiệp
-
Cục Hải quan và Hải quan Mỹ hợp tác ngăn chặn gian lận xuất xứ và chuyển tải bất hợp pháp
-
Định vị vị thế mới cho ngành đóng tàu Việt Nam
-
Dệt may tìm cơ hội dưới áp lực chính sách thuế của Mỹ -
Cấp C/O cho doanh nghiệp xuất khẩu: Chỉ còn một cơ quan duy nhất
![]() |
Doanh nghiệp Việt Nam đã tích cực nắm bắt các cơ hội đổi mới công nghệ, tiếp cận các nguồn lực nước ngoài |
Năm nay là năm đầu tiên Triển lãm GrowTech được tổ chức với quy mô quốc tế, đã tạo cơ hội để các doanh nghiệp khoa học và công nghệ của Việt Nam tiếp cận trực tiếp với công nghệ mới, các doanh nghiệp sản xuất thiết bị ngành công nghiệp quốc tế.
Đặc biệt, sự kiện này được các nhà tổ chức kỳ vọng trở thành đòn bẩy để hỗ trợ chuyển giao công nghệ, thương mại hóa sản phẩm, kết nối đầu tư nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho việc ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp Việt Nam.
Dưới sự chủ trì của Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ, Triển lãm lần đầu tiên được tổ chức bởi Công ty cổ phần ADPEX, Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp khoa học và công nghệ - NATEC đã thu hút hơn 100 doanh nghiệp, với hơn 200 gian hàng.
Theo như thống kê ngay sau kết thúc Triển lãm, có khoảng 8.628 lượt khách tham quan trong đó có 96,7% khách chuyên ngành, 46,7% khách liên quan đến công nghệ và thiết bị nông nghiệp, 33% khách liên quan đến công nghệ và thiết bị ngư nghiệp, 23% khách quan tâm đến lĩnh vực lâm nghiệp… khách tham quan chủ yếu đến từ Việt nam còn lại đến từ Ấn độ, Pháp, Italia, Nga, Trung quốc, Đài Loan, Campuchia và Myanmar.
Theo ông Phạm Đức Nghiệm, Phó Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp khoa học và công nghệ, các hoạt động thăm quan, trao đổi, đàm phám và thậm chí là ký kết các hợp đồng, biên bản hợp tác liên tục được diễn ra là tín hiệu cho thấy các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp Việt Nam đã tích cực nắm bắt các cơ hội đổi mới công nghệ, tiếp cận nguồn lực nước ngoài.
Theo ông Nghiệm, thống kê ban đầu, đã có nhiều thương vụ được kết nối thành công nhằm thúc đẩy thương mại hóa sản phẩm, thu hút sự quan tâm tham gia của rất nhiều các nhà đầu tư và các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp tới từ Anh, Italia, Cộng hòa Séc, Israel, Indonesia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc…
Trong đó, các doanh nghiệp startup có ý tưởng hấp dẫn như Công ty TNHH Sinh học Phương Nam (Bio Phương Nam) hay Công ty Mitecom chuyên sản xuất chế phẩm sinh học nhằm xử lý cả chất thải nông nghiệp tái sử dụng thành phân hữu cơ đã có cơ hội nối dài cánh tay ra thị trường quốc tế.

-
Cục Hải quan và Hải quan Mỹ hợp tác ngăn chặn gian lận xuất xứ và chuyển tải bất hợp pháp -
Định vị vị thế mới cho ngành đóng tàu Việt Nam -
Dệt may tìm cơ hội dưới áp lực chính sách thuế của Mỹ -
Cấp C/O cho doanh nghiệp xuất khẩu: Chỉ còn một cơ quan duy nhất -
TONMAT Group năm thứ 3 liên tiếp giữ vững vị thế Top 5 Công ty vật liệu xây dựng uy tín Việt Nam -
KCP Việt Nam sẽ tăng vốn đầu tư vào Phú Yên -
Chính phủ cho phép Vietnam Airlines phát hành thêm cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
Tự hào một Dân tộc: Khúc ca Khải hoàn qua 50 năm Thống nhất
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang