-
Cảnh giác bệnh lý tiêu hóa từ dấu hiệu thông thường -
Dễ nhầm lẫn triệu trứng của bệnh lao với các bệnh tiêu hóa -
Không thu viện phí các khoản không được bảo hiểm thanh toán với nạn nhân bị bão lụt -
Tin mới y tế ngày 16/9: Triển khai tiêm vắc-xin sởi miễn phí cho trẻ từ 1-10 tuổi -
Tiêm vắc-xin là vũ khí tối ưu để kiểm soát dịch sởi -
Lưu ý khi xử lý, sơ cứu vết thương do mưa lũ
Ngày 20/3, tại Hội thảo do Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia tổ chức, các bác sĩ tại đây cho hay với sự tiến bộ trong điều trị và thuốc, nhiều bệnh nhân tâm thần phân liệt có thể hòa nhập tốt với cộng đồng.
Tâm thần phân liệt hay xảy ra ở người trong độ tuổi lao động. Tuy nhiên, một trường hợp khởi phát sớm (ở lứa tuổi vị thành niên) hoặc muộn hơn. (sau 40 tuổi). |
Tuy nhiên, việc không tuân thủ thuốc và điều trị khiến gia tăng tỷ lệ tái phát bệnh. Hậu quả, nếu không phát hiện sớm, bệnh nhân sẽ xuất hiện hoang tưởng, ảo giác, kích động… dễ gây tổn hại bản thân và người xung quanh.
Thời gian gầy đây, số lượng bệnh nhân tâm thần đến khám tại Viện Sức khỏe tâm thần có xu hướng gia tăng, trong đó có tâm thần phân liệt.
BSCK II Ngô Văn Tuất, Trưởng phòng Phòng Điều trị Tâm thần phân liệt cho biết, bệnh tiến triển từ từ, có khuynh hướng mạn tính.
Bệnh nhân bị tâm thần phân liệt thường có triệu chứng tách dần khỏi cuộc sống bên ngoài, thu dần vào thế giới bên trong, tình cảm khô lạnh, học tập và làm việc sút kém, hành vi, ý nghĩ lạ kỳ, khó hiểu.
Đề cập cơ chế gây bệnh, các bác sĩ cho hay, có nhiều lý do như giải phẫu sinh lý não, hoạt động sinh hóa não, di truyền, tâm lý xã hội... Vì vậy, có khả năng cha mẹ mắc bệnh di truyền sang con.
Đặc trưng tâm thần phân liệt là tiến triển các đợt loạn thần. Khả năng tái phát của bệnh rất cao; tỷ lệ này dao động từ 50-92% trên toàn cầu.
Tỷ lệ tái phát ở bệnh nhân tâm thần phân liệt sau đợt loạn thần đầu tiên trong 5 năm đầu tới 80%. Bệnh nhân có thể có một hoặc nhiều lần tái phát.
Nguyên nhân của việc tái phát bệnh tâm thần phân liệt, qua các nghiên cứu cho thấy, đối tượng không tuân thủ thuốc trong năm đầu, tỷ lệ tái phát khoảng 70%. Trong khi nếu tuần thủ dùng thuốc năm đầu, tỷ lệ tái phát khoảng 40%. Nếu tiếp tục tuân thủ thuốc sau 1 năm, tỷ lệ tái phát dưới 20%.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, lạm dụng chất kích thích tăng nguy cơ tái phát bệnh và nhập viện điều trị. Các nghiên cứu dịch tễ cũng ghi nhận, 47% bệnh nhân tâm thần phân liệt có tình trạng lạm dụng chất kích thích khác nhau. Trong đó, 50% bệnh nhân tâm thần phân liệt có lạm dụng rượu và trên 70% lạm dụng nicotin.
Cũng bàn về căn bệnh này theo bác sĩ chuyên khoa II Vương Đình Thủy, Viện Sức khỏe tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai), khi bệnh nhân tâm thần phân liệt xuất hiện càng nhiều đợt tái phát thì tổn thương não càng nhiều.
Hơn nữa, khi bệnh càng tái phát nhiều thì thời gian điều trị càng kéo dài. Hậu quả, ở giai đoạn cấp, bệnh nhân sẽ xuất hiện hoang tưởng, ảo giác, kích động, nghĩ người khác hại mình… dẫn đến dễ gây tổn hại đến bản thân và người xung quanh. Thậm chí, bệnh nhân sẽ đối diện nguy cơ tự sát.
Bác sĩ chuyên khoa II Ngô Văn Tuất cũng chỉ ra rằng, thách thức lớn đối với những người bị bệnh tâm thần phân liệt là sự kỳ thị. Sự kỳ thị này xuất phát ở cả những người thân, gây ra tác động tiêu cực đến nhận thức người bệnh, khiến họ tự ti, căng thẳng, thậm chí không muốn nhập viện điều trị.
Cũng theo chuyên gia, hiện với sự tiến bộ trong điều trị và thuốc, nhiều bệnh nhân tâm thần có thể hòa nhập tốt với cộng đồng. Tôi từng điều trị cho một bệnh nhân gần 50 tuổi, điều trị tâm thần phân liệt vài năm nay nhưng vẫn làm việc, tư vấn tài chính bình thường.
"Khi có đợt bùng lên, bệnh nhân phát hiện sớm và chỉ phải điều trị ngắn ngày. Việc phát hiện sớm các đợt tái bùng phát của bệnh có ý nghĩa rất quan trọng”, bác sĩ Tuất chia sẻ.
Các bác sĩ cho biết, có 9 dấu hiệu sớm khi bệnh tâm thần phân liệt tái phát, gồm: Thay đổi thói quen ngủ; thay đổi thói quen ăn uống; suy nghĩ kỳ quái, khó hiểu;
Bên cạnh đó, là mất năng lượng; cảm giác lo lắng, trầm cảm hoặc tức giận; giảm chú ý vệ sinh bản thân; xa cách, thu mình khỏi xã hội; mất hứng thú với những thứ từng được hưởng; ảo giác hay hoang tưởng.
Do đó, các bác sĩ cảnh báo, cần biết các dấu hiệu tái phát sớm để đưa bệnh nhân tới cơ sở khám, chữa bệnh chuyên khoa.
-
Liên tiếp bệnh nhân mắc vi khuẩn Whitmore nhập viện -
Dễ nhầm lẫn triệu trứng của bệnh lao với các bệnh tiêu hóa -
Tin mới y tế ngày 17/9: Nhiễm liên cầu khuẩn do thói quen ăn thực phẩm tái, sống -
Không thu viện phí các khoản không được bảo hiểm thanh toán với nạn nhân bị bão lụt -
Hành động toàn cầu về an toàn người bệnh -
11 loại ung thư đầu mặt cổ: Căn bệnh nào nguy hiểm nhất? -
Phẫu thuật vi phẫu cứu bệnh nhân ung thư lưỡi
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 18/9 -
2 Đề xuất chia Vành đai 4 TP.HCM trị giá 136.593 tỷ đồng thành 11 dự án thành phần -
3 Tỷ lệ "cược" Fed giảm lãi suất 0,5% đã lên 67%, Ngân hàng Nhà nước giảm tiếp 0,25% lãi suất trên kênh cầm cố -
4 TP.HCM: Tiếng là được “giải cứu”, nhưng nhiều dự án vẫn... bất động -
5 Đề xuất đầu tư 1.581 tỷ đồng xây nút giao cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu với ĐT.991
- Đạt mốc 80.013 nhân sự, FPT khẳng định sự tăng trưởng và mở rộng trên toàn cầu
- VCB Digibank cập nhật tính năng chuyển tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
- Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi
- Carlsberg Việt Nam ủng hộ hơn 1,1 tỷ đồng hỗ trợ vùng ảnh hưởng do bão Yagi gây ra
- Hành trình thúc đẩy đa dạng, bình đẳng và hòa nhập (DEI) tại Suntory PepsiCo Việt Nam
- Cán bộ nhân viên Vietcombank ủng hộ một ngày lương hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3