-
Kỳ vọng VN-Index vượt 1.400 điểm trong năm 2025 -
BIDV sắp phát hành gần 1,2 tỷ cổ phiếu trả cổ tức -
VN-Index tăng nhẹ phiên cuối tuần, lên hơn 1.257 điểm -
Công ty liên quan đến Chủ tịch Hà Quang Tuấn muốn rút toàn bộ vốn góp tại Hanoimilk -
Cổ phiếu Yeah1 tăng trần 4 phiên liên tiếp -
Quỹ Phần Lan tiếp tục gom thành công cổ phiếu Haxaco
Thời điểm này, nhiều doanh nghiệp bắt đầu công bố tài liệu họp ĐHCĐ thường niên 2023. Hai công ty lớn ngành thép là Tập đoàn Hoa Sen (HoSE: HSG) và Tập đoàn Hòa Phát (HoSE: HPG) có mục tiêu tăng trưởng thụt lùi.
Tập đoàn Hòa Phát (HoSE: HPG) đặt mục tiêu doanh thu 150.000 tỷ đồng, tăng 6% so với năm 2022. Còn lợi nhuận sau thuế dự kiến 8.000 tỷ đồng, giảm hơn 5% so với cùng kỳ. Công ty dự kiến không chia cổ tức bằng tiền.
Với khoản lợi nhuận của năm 2022, Hòa Phát dự tính trích lập 42,2 tỷ đồng cho quỹ khen thưởng phúc lợi và không chi khen thưởng ban điều hành do không đạt kế hoạch. Phần lợi nhuận còn lại là 8.402 tỷ đồng, Tập đoàn đề xuất dồn toàn bộ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiện Công ty cũng đang tiến hành Dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 2.
Tập đoàn Hoa Sen (HoSE: HSG) đặt mục tiêu cho năm tài chính 2022 – 2023 với 2 kịch bản. Ở kịch bản đầu tiên, Hoa Sen lên kế hoạch doanh thu 34.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 100 tỷ đồng, với giả định sản lượng thành phẩm 1,4 triệu tấn. Ở kịch bản tích cực hơn, Công ty ước tính doanh thu 36.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 300 tỷ đồng, với giả định sản lượng thành phẩm 1,5 triệu tấn.
Tập đoàn đánh giá xuất khẩu thép vẫn tiềm ẩn nhiều bất ổn khi ngày càng nhiều thách thức về cạnh tranh và rào cản thương mại. Bên cạnh đó, tình trạng cạnh tranh gay gắt tại thị trường nội địa, các động thái thắt chặt tiền tệ, tỷ giá leo thang có thể ảnh hưởng tiêu cực tới nhu cầu và hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị trong ngành. Tuy nhiên, về nội tại, Công ty cho biết vẫn duy trì sự ổn định về tình hình tài chính và tình hình sản xuất kinh doanh.
Đối với mảng sản xuất kinh doanh nhựa, Công ty tiếp tục củng cố hiệu quả sản xuất kinh doanh của CTCP Nhựa Hoa Sen, đồng thời chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO). Nếu tình hình thuận lợi, Hoa Sen dự kiến IPO công ty này trong giai đoạn 2024 - 2026.
CTCP Container Việt Nam (Viconship, HoSE: VSC) đặt mục tiêu doanh thu 2023 đạt 2.250 tỷ đồng, tăng 12% so với năm trước. Lãi trước thuế chỉ 260 tỷ đồng, giảm 45%. Theo Công ty, nguyên nhân mục tiêu khiêm tốn đến từ các dự báo yếu hơn từ IMF (Quỹ Tiền tệ Quốc tế). Các nền kinh tế lớn nhất thế giới gồm Trung Quốc, EU và Mỹ sẽ tăng trưởng chậm lại đáng kể vào năm 2023, qua đó phản ánh nguy cơ rủi ro trở thành hiện thực như điều kiện tài chính thắt chặt, lãi suất tăng mạnh để chống lạm phát, giảm tăng trưởng tại Trung Quốc cũng như khủng hoảng thị trường bất động sản. Cuộc xung đột Nga-Ukraine được dự báo cũng có thể tác động lan tỏa đến nguồn cung khí đốt.
VSC cũng đối mặt một số rủi ro ngay trong chính mảng hoạt động của Công ty. Việc cạnh tranh trong các mảng dịch vụ chính của Công ty vẫn hiện hữu, điển hình như mảng khai thác cảng biển tại Hải Phòng trong năm 2023 khi TC-HICT hoàn thành nạo vét đón tàu cỡ lớn chia sẻ nguồn hàng với các cảng feeder truyền thống. Chi phí một số khoản mục dự báo tiếp tục tăng, đặc biệt là giá nhiên liệu. Ngoài ra, dù khách hàng đã trở lại so với trước dịch, kinh tế thế giới giảm phát, đặc biệt là các thị trường lớn như Mỹ, Trung Quốc, EU… dẫn tới dư thừa tàu vận chuyển và container rỗng. Các hãng tàu phải tạm dừng hoặc tái cơ cấu tuyến dịch vụ tại Hải Phòng.
Những rủi ro trên gây ảnh hưởng đến các chỉ tiêu kế hoạch của VSC. Về chỉ tiêu tài chính, VSC nhận định Công ty sẽ bị ảnh hưởng bởi lãi vay ngân hàng để thực hiện chương trình đầu tư nhận chuyển nhượng đạt tỷ lệ chi phối một doanh nghiệp trong lĩnh vực cảng biển và lỗ khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên kết. Dự kiến chi phí lên khoảng 240 tỷ đồng, trong đó 200 tỷ đồng là lãi vay, còn lại là khoản lỗ đầu tư vào công ty con, liên kết.
VSC lên kế hoạch cổ tức năm 2023 là 10% vốn điều lệ. Còn năm 2022, cổ tức sẽ được trả bằng cả tiền mặt và cổ phiếu, dự kiến tỷ lệ thực hiện đều là 10%. Bên cạnh phát hành cổ phiếu trả cổ tức, VSC dự kiến trình cổ đông thông qua phương án phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 1:1 để tăng vốn điều lệ lên hơn 2.400 tỷ đồng.
Một doanh nghiệp trong ngành khí là Công ty CP Phân phối khí thấp áp Dầu khí Việt Nam (PV GAS D, HoSE: PGD) đặt mục tiêu doanh thu đạt 9.596 tỷ đồng, giảm 14% so với năm trước. Lợi nhuận trước và sau thuế lần lượt đạt 267 tỷ đồng và 213,6 tỷ đồng, giảm 48% so với năm trước.
-
Cổ phiếu Yeah1 tăng trần 4 phiên liên tiếp -
Nợ thuế trên 50 triệu đồng trong 120 ngày có thể bị tạm hoãn xuất cảnh -
Quỹ Phần Lan tiếp tục gom thành công cổ phiếu Haxaco -
Tâm lý bi quan bao trùm, VN-Index giảm hơn 11 điểm phiên 19/12 -
Săn tìm cổ phiếu “ngôi sao” năm 2025 -
Cổ đông Nhật Bản mạnh tay mua gom cổ phiếu Dược Hà Tây -
Hơn 83.100 tỷ đồng gốc và lãi trái phiếu do TCBS tư vấn phát hành được thanh toán gốc lãi đúng hạn
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up